Để lựa chọn được loại bu lông đáp ứng được yêu cầu và mục đích sử dụng thì khách hàng cần phải có bảng tra khối lượng bu lông tiêu chuẩn. Trên bảng tra chúng ta sẽ có được các thông số cần thiết từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp. Và thông qua bài viết sau đây, CTEG sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về bu lông cũng như những vấn đề về bảng tra khối lượng bu lông tiêu chuẩn.
SƠ LƯỢC CẤU TẠO BULONG
Bulong có phần đầu nhiều dạng như: lục giác, trụ tròn, vuông hoặc hình dạng dù…, phần thân là hình trụ tròn được làm các ren toàn bộ phần thân hoặc một phần của thân (xem hình 1).
Hình 1: Hexagon bolt
Bulong (bolt) được ghép với các bộ phận khác như ecu, đai ốc (nuts), lông đền (washer) sẽ được hiểu là một chốt khóa (fastener) hoàn chỉnh (xem hình 2). Việc ghép bộ sẽ tuân thủ kiểu ren (hệ mét, hệ inch, ren mịn, ren thô), cấp sản phẩm, tiêu chuẩn chế tạo… đảm bảo việc ghép bộ phù hợp với các đai ốc có ren âm khớp với ren dương trên bu lông. Và đặc biệt dễ dàng tháo lắp hay hiệu chỉnh khi cần thiết.
Tìm hiểu các đại lượng quy ước đặc trưng trên bảng tra khối lượng bulong tiêu chuẩn
Tùy thuộc vào mục đích và công năng sử dụng khác nhau nên bu lông được thiết kế có hình dạng và kích thước khác nhau. Nhưng về cơ bản nó vẫn cấu thành từ phần đầu bu lông và thân bu lông được tiện ren.
Và một loại khác là bu lông neo gồm phần thân neo và phần tiện ren dùng để siết đai ốc. Để đọc và hiểu các thông số kỹ thuật của bu lông trong Bảng tra bu lông đai ốc tiêu chuẩn thì cần hiểu được các đại lượng quy ước đặc trưng của bu lông như sau:
- M: Ký hiệu đặc trưng cho đường kính ren ngoài d của bu lông được quy định và ghi trên bảng tra bulong, nó thường được dùng phân chia các loại kích thước của bu lông. Ví dụ bu lông M8 sẽ có đường kính ren ngoài là 8mm.
- L: Ký hiệu đặc trưng cho chiều dài làm việc của bu lông. Vì mỗi bu lông có chiều dài khác nhau như 60mm, 80mm,100mm, 140mm, 150mm… Nên khi ký hiệu đặc trưng cho bu lông người ta thường kết hợp với ký hiệu M. Ví dụ như M10x40 nghĩa là: bu lông có đường kính ren ngoài là 10mm và chiều dài làm việc của bu lông là 40mm
- K: Đây là ký hiệu cho chiều cao của phần giác bu lông
- S: Đây là ký hiệu cho đường kính giác bu lông
- P: Đây là ký hiệu cho bước ren của bu lông hay đai ốc. Dù là ren ngoài, ren trụ, ren trong, ren nón thì khi nói đến bước ren người ta dùng ký hiệu P là ký hiệu đặc trưng cho nó. Ngoài ra còn có một số ký hiệu khác cho các loại bu lông ren có một đoạn trơn
- b: Là ký hiệu cho phần thân ren khi đó L= b + chiều dài đoạn trơn
Bảng tra bu lông đai ốc tiêu chuẩn
Bảng tra bulong
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Đọc Ký Hiệu Trên Bu Lông Đai Ốc Đúng Nhất Dành Cho Những Ai Chưa Biết
Cách tính khối lượng bulong dựa trên kích thước đã có
Có nhiều phương pháp để biết khối lượng bu lông là bao nhiêu. Trường hợp chính xác nhất là ta có sản phẩm và cân lên để biết trọng lượng. Trường hợp chưa biết và đã có kích thước, chúng tôi giới thiệu cách tính dựa trên thể tích và trọng lượng riêng của sản phẩm g = 7.85 g/cm3 hay 7850 kg/m3 như sau:
- Trọng lượng đầu bulông G1 = 0.0068 x S x S x K (g)
- Trọng lượng phần thân không ren G2 = 0.00617 x ds x ds x lg (g)
- Trọng lượng của phần thân có ren G3 = 0.00617 x d x d x b (g)
Trong đó ds và d có thể tra trong bảng tra khối lượng bulong tiêu chuẩn kỹ thuật. Một cách khác để tính nhanh khối lượng tương đối có thể coi đường kính ren và đường kính thân không ren là bằng nhau thì biểu thức 2 và 3 có thể gộp chung lại là
Trọng lượng phần thân bulông Gc = 0.00617 x ds x ds x (b+lg) (g)
Như vậy trọng lượng bulong sẽ là: G= G1 + G2 + G3 ~ G1 + Gc (g)
Ví dụ: Tính trọng lượng của bulong ren thô M16x100
- Tra bảng ta có k = 10mm, S = 24mm, thân có ren b = 44mm, thân không ren lg = 56mm.
- Phần trọng lượng đầu là: G1 = 0.00617 x 24 x 24 x 10 = 35 g
- Phần trọng lượng phần thân là: Gc = 0.00617 x16*16 x 100 = 158 g
Vậy trọng lượng gần đúng của bulong ren thô M16x100 là G1 + G2 = 193 g.
Xem thêm: Tìm Hiểu Cấp Độ Bền Của Bu Lông Là Gì? Cấp Độ Bền Bulong Được Chia Thành Mấy Loại
Có thể thấy rằng hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp các sản phẩm bulong trên thị trường. Nhưng nếu xét về chất lượng thì không phải đơn vị nào cũng có thể đảm bảo là đạt yêu cầu như đã đề ra ban đầu cho khách hàng của mình.
Nguyên nhân này xuất phát từ việc:
- Đơn vị sản xuất nhập khẩu những nguyên liệu đầu vào kém chất lượng, không rõ nguồn gốc với mong muốn bán hàng siêu lợi nhuận.
- Quy trình sản xuất không được giám sát chặt chẽ, nhân viên kỹ thuật chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn đến không thể kiểm soát được chất lượng đầu ra.
Và đó chính là những nguyên nhân chính dẫn đến ảnh hưởng chất lượng của bulong. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của các công trình và gây ra những thiệt hại không đáng có.
Leave a Reply