Cấp độ bền của bu lông là gì? Nếu bạn là kỹ sư xây dựng công trình kết cấu thì nó không quá xa lạ. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải thích cặn kẻ hơn để Quý bạn đọc dễ dàng hiểu về dòng sản phẩm vô cùng quan trọng trong lĩnh vực kết cấu.
Bu lông là gì?
Bu lông hay còn gọi với tên khác như bulong (bolt). Là một phần của chốt khóa chặt. Đây là một loại sản phẩm cơ khí chia làm hai phần. Phần đầu có nhiều dạng như: lục giác, trụ tròn, vuông hoặc hình dạng dù… Phần thân là hình trụ tròn được làm các ren toàn bộ phần thân hoặc một phần của thân (xem hình 1).
Bulong (bolt) được ghép với các bộ phận khác như ecu (đai ốc), lông đền (washer) sẽ được hiểu là một chốt khóa (fastener) hoàn chỉnh (xem hình 2). Việc ghép bộ sẽ tuân thủ kiểu ren (hệ mét, hệ inch, ren mịn, ren thô), cấp sản phẩm, tiêu chuẩn chế tạo… Đảm bảo việc ghép bộ phù hợp với các đai ốc có ren âm khớp với ren dương trên bu lông.
Cấp độ bền của bu lông là gì?
Theo tiêu chuẩn ISO 898, DIN 267 hay ASTM F568M,… cơ tính của bulong được thể hiện ở các chỉ số: tensile strength (giới hạn bền), yield strength (giới hạn chảy), proof load (tải trọng đối chứng), hardness (độ cứng), shear strength (lực cắt), fatigue strength (lực phá hủy do mỏi),…
Hay đơn giản hơn ta có thể hiểu cấp bền của bu lông là khả năng chịu lực tác động từ bên ngoài như lực nén, lực kéo, lực cắt, lực xiết cao trong các mối ghép mà bu lông tham gia liên kết trong quá trình thi công cũng như xây dựng và lắp đặt. Cơ tính hay cấp bền của bulong hệ mét hay hệ inch được ký hiệu trên đầu bulong theo quy định tương ứng là số và vạch
Phân chia cấp bền
Để đưa ra các cấp độ bền bulong khác nhau thì người ta xét nhiều yếu tố trong bộ tiêu chuẩn. Những yếu tố này thường phụ thuộc nhiều vào vật liệu chế tạo nên bu lông. Vì mỗi tính chất khác nhau của vật liệu sẽ tạo ra cơ tính khác nhau. Các cấp bền đại diện cho sự chịu lực của mỗi loại bu lông và các yếu tố tạo nên cấp độ bền cũng khác nhau.
Để đánh giá cấp bền của bu lông thì dựa vào các tiêu chí sau:
- Giới hạn bền đứt: N/mm2 hoặc Mpa
- Giới hạn chảy: N/mm2 hoặc Mpa
- Giới hạn chảy quy ước
- Độ cứng: có nhiều loại độ cứng tùy thuộc vào phương pháp thử như Brinen (HB), Vicke(HV), Rockwell (HR)
- Độ giãn dài tương đối: d(%)
- Độ dai va đập: J/cm2
- Ứng suất thử: sF (N/mm2)
Xem các sản phẩm liên quan tới cấp bền tại nhà máy CTEG
Cấp độ bền bu lông ren hệ mét
Cấp bền bu lông hệ mét có kí hiệu là 2 chữ số và một dấu chấm ở giữa ghi ở trên đỉnh của thanh bu lông, thể hiện cho giới hạn chảy bu lông và giới hạn bền bu lông. Các con số này có ý nghĩa như sau:
Số trước dấu chấm thể hiện 1/100 độ bền kéo tối thiểu của bu lông (đơn vị tính là N/mm2)
Số còn lại thể hiện 1/10 giá trị của tỉ lệ giữa độ bền kéo tối thiểu và giới hạn chảy (đơn vị tính là N/mm2)
Ví dụ: bulong cấp bền 10.9 sẽ có: độ bền kéo 10×100 = 1000 N/mm2, giới hạn chảy là (9/10)x1000 = 900 N/mm2
Hiện nay các cấp độ bền bu lông hệ mét được sản xuất chủ yếu với các cấp từ 4.6 đến 12.9. Đối với ngành kết cấu, xây dựng cầu đường… cấp bền thường được lựa chọn sử dụng là 8.8 trở lên. Các ngành dân dụng, cơ điện, lắp ghép vật liệu đơn giản thì thường sử dụng bu lông có cấp độ bền từ 4.6 trở lên.
Đối với một số ứng dụng quan trọng cần cơ tính chịu va đập, chịu mài mòn hay giới hạn chảy cao để phù hợp với tải trọng có tính chu kỳ… ta cần chọn bulong có cấp bền phù hợp, tiêu chuẩn chế tạo đáp ứng được các yêu cầu sử dụng. Tránh việc chỉ dựa vào tiêu chí cấp bền mà bỏ qua các đặc tính khác, dẫn đến lựa chọn sản phẩm không phù hợp, giảm tuổi thọ công trình hay thiết bị sử dụng.
Cấp độ bền bu lông ren hệ inch
Các vạch thẳng trên đầu của bu lông là ký hiệu của cấp độ bền hệ inch. Số vạch thẳng tương ứng với cấp bền bu lông quy định về giới hạn chảy bu lông và giới hạn bền bu lông.
Cấp độ bền bu lông hệ inch có 17 cấp, các cấp 2, 5 ,8 là cấp bền thông dụng nhất hiện nay. Còn các cấp bền khác thường gặp trong các ứng dụng như ngành hàng không.
Để công trình được bền theo thời gian, an toàn, tiết kiệm chi phí thì có thể chọn bu lông có cấp bền thích hợp với khả năng chịu kéo, cắt, nén tốt theo yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật.
Tính ứng dụng của cấp độ bền bu lông
Bulong ốc vít loại thường: có cấp bền 4.5, 5.6, 6.8, có tải trọng tương ứng 400 kgf/cmf, 500kgf/cm2 và 600 kgf/cm2 thường sử dụng cho các công trình trong nhà, chịu tải thấp, các hệ thống đường ống dẫn nước chiller, hệ thống MEP…
Bulong ốc vít loại cường độ cao: có cấp bền 8.8, 10.9, 12.9 loại này sử dụng cho các phổ biến công trình nhà thép tiền chế, chịu tải trọng lớn, các công trình công nghiệp quan trọng.
Bulong ốc vít loại cường độ cao, có kiểm soát độ cứng: A325M, A490M, F10T, S10T, HV10… Các bulong ốc vít loại này được sản xuất, xuất xưởng theo bộ (bolt, nut, washer), ngoài kiểm soát về độ bền đứt (tensile strength), ứng suất đàn hồi (yield strength), độ dãn dài (elongation of botl). Còn kiểm tra độ cứng bề mặt (hardness test), bulong kết cấu có đặc trưng là độ cứng cao, điều này đảm bảo rằng, ngoài việc chịu được tải trọng lớn. Bulong kết cấu còn chống được mài mòn, biến dạng va đập trong quá trình hoạt động, phù hợp với các công trình chất lượng cao, các công trình cầu đường bến cảng cần tuổi thọ và sự ổn định.
Bulong móng: loại này thường có cấp bền từ 8.8 trở lên, được sử dụng để cố định các kết cấu khung, liên kết xuống móng đã được thiết kế để chịu tải trọng.
Bulong ốc vít loại tự khoan (screw drilling): Loại này cũng là một dạng của bulong ốc vít, có đặc tính chịu lực và quan trọng là có mũi được thiết kế đủ cứng để khoan vào vật liệu để liên kết chốt chặt lại với nhau.
Bulong loại thanh ren, không có đầu (stud): Loại này không có đầu và là một thanh trụ được tiện ren suốt, để liên kết cố định ta dùng 2 đai ốc, ưu điểm là chiều dài của thanh ren có thể tùy biến.
Leave a Reply