Ngày nay ngành xây dựng tại các nước trên thế giới phát triển rất mạnh trong đó có Việt Nam. Từ năm 2010 cho đến nay được xem là năm lên ngôi của ngành xây dựng và Việt Nam nằm trong Top các nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh ở khu vực Châu Á.
Bulong liên kết là bộ phận không thể thiếu trong các công trình xây dựng, đặc biệt các công trình nhà máy, các công trình công nghiệp, các thiết bị máy móc …còn nhiều ứng dụng nữa của bulong mà có lẽ chúng ta chưa biết tới, Bài viết sau đây sẽ cho bạn những góc nhìn tổng quan về bulong cũng như những ứng dụng quan trọng trong cuộc sống nhé.
Bulong (bolt) được ghép với các bộ phận khác như ecu (đai ốc), lông đền (washer) sẽ được hiểu là một chốt khóa (fastener) hoàn chỉnh (xem hình 2) Việc ghép bộ sẽ tuân thủ kiểu ren (hệ mét, hệ inch, ren mịn, ren thô), cấp sản phẩm, tiêu chuẩn chế tạo… đảm bảo việc ghép bộ phù hợp với các đai ốc có ren âm khớp với ren dương trên bu lông. Và đặc biệt dễ dàng tháo lắp hay hiệu chỉnh khi cần thiết (hình 3)
Một số ứng dụng quan trọng của bu lông trong cuộc sống
Bu lông tuy chỉ là một chi tiết nhỏ bé nhưng vai trò và vị trí của nó rất quan trọng trong nhiều hoạt động và ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực như:
- Ứng dụng của bu lông trong cơ khí lắp ráp và chế tạo máy
- Ứng dụng bu lông trong chế tạo các loại máy móc công nghiệp hiện đại
- Ứng dụng bu lông trong xây dựng dân dụng, công nghiệp, trong các công trình kết cấu thép, công trình nhà xưởng…
- Ứng dụng bu lông cho các công trình giao thông: lĩnh vực cầu đường sắt
- Ứng dụng trong lĩnh vực hệ thống cơ điện: hệ thống HVAC, đường ống áp lực cao,,…
Bu lông cũng giúp cho các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày trở nên dễ dàng hơn với sự tiện lợi và dễ sử dụng.
Hình dạng phổ biến của bu lông
Bu lông có nhiều hình dạng phổ biến nhưng về cơ bản là phần thân có hình trụ tròn với các ren liên tục. Sự khác nhau nằm ở phần đầu của bulong. Có thể là hình vuông cạnh ngoài, hình lục giác cạnh ngoài, ngoài ra còn có dạng hình tròn với hình vuông và hình lục giác được lõm vào bên trong, thường được gọi là bulong lục giác chìm. Trong các loại bu lông thì bu lông có đầu lục giác là phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất. Bởi tính thẩm mỹ cũng như sự tiện dụng của các thiết bị hỗ trợ kèm theo.
Một số tiêu chí dùng để đánh giá Bulong
- Nguyên liệu đầu vào chế tạo bu lông phải phải kiểm soát về cơ tính và tính chất hóa học của vật liệu (C, Mn, S, P, Cr, Al…) được việc đạt tiêu chuẩn, dễ dàng gia công, dễ hàn liên kết.
- Quy trình chế tạo Bulong đầy đủ, quản lý tốt, không bỏ bước
- Bulong sử dụng được test thí nghiệp về nhiều tiêu chí như tải trọng bền tối thiểu (tensile strength), ứng suất đàn hồi tối thiểu (yield strength), độ dai va đập (impact testing).
- Bu lông có khả năng chống lại sự mài mòn và oxi hóa, độ cứng đảm bảo yêu cầu.
- Bề mặt hoàn thiện của bulong khi sử dụng phải chịu được các tác nhân của môi trường, không bị gỉ, ăn mòn và oxi hóa. Chúng có khả năng chịu được môi trường có nhiệt độ cao,
- Đáp ứng kích thước phải chuẩn theo các quy định và các chuẩn mực nhằm dễ dàng phù hợp với nhiều loại máy móc thiết bị có sẵn trên thị trường.
Hy vọng những thông tin mà CTEG cung cấp trên đây sẽ giúp cho bạn có thêm hiểu biết về Bulong và có những sự lựa chọn hợp lý đối với nhu cầu sử dụng.
Leave a Reply