Thông thường, để xây dựng các công trình dân dụng, nhà cửa thì phần quan trọng nhất là phần cầu móng. Bởi công trình có vững chắc hay không? Bền vững hay không thì nền móng giữ vai trò rất quan trọng. Chúng là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng công trình. Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu về thông số kĩ thuật của bulong móng
Thông số kỹ thuật của bulong móng
Để xây dựng một nền móng công trình vững chắc thì điều kiện tiên quyết là phần bulong móng chất lượng tốt như đủ cấp bền, đúng thông số kĩ thuật. Tuy nhiên, đối với bulong móng thì cách tính chiều dài tương đối phức tạp. Cho nên, nếu bạn không phải là dân kĩ thuật, mà đơn giản chỉ là bộ phận thu mua vật liệu cho công trình thì có thể bạn có thể gặp một số khó khăn khi đặt hàng.
Việc tính toán chiều dài bulong vô cùng quan trọng vì chúng không những giúp giảm thiểu chi phí mà còn gia tăng chất lượng, uy tín công trình.
Với công trình xây dựng lớn như trung tâm thương mại, nhà cao tầng thì bulong neo thường có cấp độ bền 8.8 trở lên, đường kính bulong từ 36 trở lên mới đảm bảo được chất lượng. Đối với công trình nhà xưởng, nhà thép tiền chế bulong móng 22, 24,26, 28 là đã có thể đáp ứng được.
Khi tìm hiểu các thông số kĩ thuật của bulong neo bạn cần chú ý
Loai bulong: bulong neo thẳng (I) hay bulong neo bẻ L, J, U, V,…
Đường kính: bulong neo có kích thước đa dạng từ M10-M56, tùy vào tính chất công trình.
Chiều dài ren: phần chiều dài ren là phần trên thân bulong được cán ren, phần này sẽ liên kết trục tiếp với tán để tạo liên kết.
Chiều dài phần móc: Là phần mà đầu còn lại (không phải đầu ren) bẻ cong lên (bẻ J, L,…)
Chiều dài bulong: Là phần chiều dài tổng thể của bulong.
Bulong J thường có cách đọc thông số khá phức tạp hơn, do bẻ theo độ cong lên, khác so với bulong neo L
Xem sản phẩm bulong neo m18 CTEG
Nguồn: CTEG
Để lại một bình luận