Vì sao chúng ta cần phải tìm hiểu về các tiêu chuẩn bulong neo? Bulong neo là vật tư liên kết được sử dụng phổ biến trong lắp đặt nhà thép, công trình năng lượng, giao thông… bởi sự tiện lợi và giá thành rẻ. Tuy nhiên bulong neo cũng dễ bị ảnh hưởng chất lượng bởi nguyên liệu đầu vào, kỹ thuật gia công, cấp bền bulong, lớp mạ bảo vệ cho đến biện pháp lắp đặt. Bài viết sau đây CTEG sẽ cho bạn những tiêu chuẩn bulong neo theo những khía cạnh trên. Hãy cùng tìm hiểu nội dung bên dưới nhé.
Các tiêu chuẩn bu lông neo cần quan tâm
Tiêu chuẩn nguyên liệu gia công bulong neo
Nguyên liệu dùng để gia công bulong neo rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy việc lựa chọn nguyên liệu (mác thép) để sản xuất nên được đặt sự quan tâm lên hàng đầu. Đối với nguyên liệu thép, việc chọn mác thép đúng và chọn xuất xứ mác thép cũng không kém phần quan trọng.
Bảng tham khảo mác thép dùng để gia công bulong neo
Tiêu chuẩn áp dụng để gia công bulong neo
Cơ tính (cấp bền) của bulong neo được sản xuất, nghiệm thu theo tiêu chuẩn TCVN 1916 – 1995 (tham khảo ISO 898 – 1).
Quy cách bulong neo sản xuất sẽ thực hiện dựa trên xác nhận của đơn vị đặt hàng. Đối với bulong neo được gia công tại Cường Thịnh, quy cách sản phẩm sẽ được tham chiếu theo tiêu chuẩn JIS B1178, GB/T 799 – 88 hay ASTM F1154. Bảng dưới đây là kích thước tham khảo theo tiêu chuẩn JIS B1178.
Bảng tra cơ tính sản phẩm bulong neo, tiêu chuẩn TCVN 1916 – 1995
Kích thước bulong Neo type J sản xuất theo JIS B1178
Kích thước bulong Neo type L sản xuất theo JIS B1178
Kích thước bulong Neo type JA sản xuất theo JIS B1178
Kích thước bulong neo type JL, sản xuất theo tiêu chuẩn JIS B1178
Tiêu chuẩn quy trình sản xuất bulong neo
Quy trình sản xuất bulong neo tại Cường Thinh được trải qua các công đoạn sau:
Tiêu chuẩn quy trình lắp đặt bulong neo
Quy trình lắp đặt bulong neo là rất quan trọng. Phương pháp lắp đặt, các bước thực hiện cần được kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao đầy đủ sẽ hạn chế các sai sót không mong muốn, ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ sản phẩm.
Về tiêu chuẩn lắp đặt & nghiệm thu bulong neo sẽ được áp dụng theo tiêu chuẩn TCXDVN 170:2007 và TCVN 1919 – 1995. Các bước lắp đặt bulong neo tham khảo dưới đây:
Khảo sát xác định chính xác vị trí, tọa độ bulong lông neo: cao độ, vị trí (phương ngang, phương dọc).
Cố định bulong neo vào khung, nên sử dụng phương án cố định neo bằng cùm, bản mã, hạn chế (hoặc không) sử dụng phương pháp hàn để cố định neo (được định rõ trong AISI Hoa kỳ).
Nghiệm thu vị trí, tiến hành đổ bê tông, cường độ bê tông (mác bê tông) đúng theo thiết kế.
Về nghiệm thu lắp đặt bulông neo lưu ý các điểm sau:
Ưu tiên đầu tiên là vị trí: vị trí phải thật chính xác
Cao độ chính xác.
Lắp đặt: theo bản vẽ thiết kế (liên kết với móng như thế nào)
Lực siết bulong neo: Lực siết bulong neo tham khảo tiêu chuẩn TCVN 1916, thường thì lực siết bulong neo sẽ bằng 60% giới hạn bền. Nếu lấy theo kinh nghiệm thì sử dụng cờ lê có cánh tay đòn 1-1.5m siết chặt là đạt.
Tham khảo bảng sai lệch vị trí cho phép khi lắp đặt sản phẩm bu lông neo TCXDVN 170
Một số yếu tố ảnh hưởng đến bulong neo
Bulong neo thường được phủ một lớp bảo vệ như là một bước cuối cùng trong sản xuất. Các loại bề mặt hoàn thiện phổ biến như: mạ điện, mạ nhúng nóng.
Ảnh hưởng của bulong neo bởi hàn hồ quang điện
Trong cuốn sổ tay hướng dẫn AISI (Viện Xây Dựng Thép Hoa Kỳ) có đề cập “Vật liệu bulong neo được tôi luyện không được hàn hoặc nung nóng” hoặc trong tiêu chuẩn ASTM F1554 có nêu rõ nhiệt lượng khi xử lý bulong neo không được vượt quá 1000 oF (537 oC). Vì vậy lưu ý đối với sản phẩm bulong neo, việc sử dụng mối hàn hồ quang điện có nhiệt độ từ 1000 – 1200 oC để cố định neo cần phải hạn chế. Nếu được chấp thuận thì mối hàn phải cách xa vị trí chịu lực của đầu ren neo.
Giáp bộ sản phẩm
Quá trình mạ nhúng nóng sẽ làm thay đổi kích thước sản phẩm như đường kính ren, đường kính bước ren, chiều cao ren… Vì vậy việc mạ nhúng nóng sẽ yêu cầu giáp bộ với đai ốc theo tiêu chuẩn ISO 965. Bulong neo 6g mạ nhúng nóng sẽ giáp bộ với đai ốc 6AZ hoặc bulong neo 6az mạ nhúng nóng sẽ giáp bộ với đai ốc 6H.
Việc làm rộng ren có thể làm cho ren bị giảm sức mạnh. Chính vì vậy khi chịu tải sẽ không làm đứt bulong mà xảy ra hiện tượng tuột ren.
Bảo quản sản phẩm
Bảo quản bulong, ốc vít đúng cách giúp sản phẩm làm việc đúng với thông số thiết kế. Trường hợp bulong bị gỉ sét do bảo quản không tốt sẽ làm:
Giảm tuổi thọ bulong
Tăng ma sát giữa ren ngoài bulong và ren trong đai ốc làm giảm lực siết hữu ích lên mối nối.
Giảm cường độ bulong do gỉ sét ảnh hưởng đến cấu trúc chịu lực.
Việc bảo quản sản phẩm lưu ý cần phải trong bao bì kín, môi trường khô thoáng. Sản phẩm cần phải được đặt lên kệ tránh tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà. Độ ẩm bảo quản tốt nhất ≤70%.
Một số tiêu chí dùng để đánh giá bulong chất lượng
Quy trình chế tạo bulong đầy đủ, quản lý tốt, không bỏ bước nào
Nguyên liệu đầu vào chế tạo bu lông phải phải kiểm soát về cơ tính và tính chất hóa học của vật liệu (C, Mn, S, P, Cr, Al…) được việc đạt tiêu chuẩn, dễ dàng gia công, dễ hàn liên kết
Bulong sử dụng được test thí nghiệm về nhiều tiêu chí như tải trọng bền tối thiểu (tensile strength), ứng suất đàn hồi tối thiểu (yield strength), độ dai va đập (impact testing)
Bu lông có khả năng chống lại sự mài mòn và oxi hóa, độ cứng đảm bảo yêu cầu
Bề mặt hoàn thiện của bulong khi sử dụng phải chịu được các tác nhân của môi trường, không bị gỉ, ăn mòn và oxi hóa. Chúng có khả năng chịu được môi trường có nhiệt độ cao
Đáp ứng kích thước phải chuẩn theo các quy định và các chuẩn mực nhằm dễ dàng phù hợp với nhiều loại máy móc thiết bị có sẵn trên thị trường.
Hy vọng những thông tin mà CTEG cung cấp trên đây sẽ giúp cho bạn có thêm hiểu biết về bulong và có những sự lựa chọn hợp lý đối với nhu cầu sử dụng.
Xem thêm sản phẩm bulog liên kết theo kích thước
Leave a Reply