Bu lông móng là một sản phẩm quan trọng, không thể thiếu cho các công trình xây dựng. Tuy nhiên, việc sản xuất bulong móng không phải là đại trà như những loại bu lông khác. Bởi lẽ từng công trình đều có những yêu cầu nhất định về các thông số kỹ thuật của bản vẽ. Vì vậy, hôm nay Bu lông Cường Thịnh sẽ giải đáp và cung cấp một số thông tin về bu lông neo móng. Mời bạn cùng theo dõi những thông tin sau đây.
Sơ Lược Bu Lông Móng
Bu lông móng còn có tên gọi khác là bulong neo, bulong neo móng. Đây là sản phẩm quan trọng dùng để liên kết chân cột thép với hệ thống móng kết cấu bê tông. Ngoài ra, bulong neo móng còn có vai trò quan trọng trong những công trình, hệ thống trạm điện, nhà máy điện năng lượng mặt trời.
Quy cách bu lông neo
Bu lông móng có đa dạng các đường kính như: M60, M52, M45, M42, M39, M32, M30, M27, M24, M20, M18, M16, M14, M12.
Bu neo móng có chiều dài trong khoảng: 200 – 400mm
Tiện ren có chiều dài: 30-400mm
Bảng tra cứu khối lượng bu lông neo thông dụng
Đường kính bu lông neo móng | M14 | M16 | M18 | M20 | M22 | M24 | M27 | M30 | M32 | M36 | M42 | M48 |
Khối lượng/1m chiều dài (kg) | 1.2 | 1.57 | 1.99 | 2.46 | 2.98 | 3.54 | 4.49 | 5.54 | 6.31 | 7.99 | 10.87 | 14.2 |
Nguyên liệu sản xuất ra bu lông móng: Các loại thép cacbon hay là các loại thép không gỉ như inox 304, inox 201.
Tiêu chuẩn sản xuất bu lông neo: DIN, ASTM, GB, JIS
Bề mặt của bu lông neo móng: Loại bu lông này thường được mạ kẽm xi trắng, hoặc màu đen, một số khác thì mạ kẽm nhúng nóng.
Cấp độ bền của bulong móng: 3.6, 4.6, 5.6, 6.6, 8.8
Hình dáng của các loại bu lông móng phổ biến
Bu lông móng chữ L
Với hình dáng bên ngoài là chữ L in hoa tại 1 đầu ren. Còn đầu ren kia thì được bẻ ngang. Bu lông móng hình chữ L thường sử dụng có đường kính từ M12 – M64. Inox hoặc thép không gỉ là vật liệu chính để sản xuất loại này.
Bu lông neo móng chữ L với cấp bền từ 4.6 đến 10.9. Thường dùng cho các loại ren lửng
Bu lông móng chữ J
Bu lông móng hình chữ J cũng có các loại đường kính và vật liệu làm như chữ L. Một đầu của loại bu lông này được bẻ cong theo dạng chữ J có một đầu ren và đầu kia cong móc câu. Chiều dài loại bu lông neo móng này là 25 đến 100mm, còn đầu bẻ công kia là 45 đến 120mm. Loại bu lông này thông thường được sử dụng khi tạo liên kết khi đổ dầm bê tông.
Bu lông móng thẳng
Đầu này của bu lông để thẳng được tiện ren, và đầu kia để thằng. Loại bu lông này giúp bạn cố định được những kết cấu thép rất tốt. Phù hợp để thi công các công trình như là trạm biến áp, hệ thống một số phân xưởng…
Ngoài ra, còn có một số loại bu lông neo móng khác như, hình chữ Y thích hợp với loại thi công giàn giáo. Hình chữ J.A, với nhiều kích thước và công năng sử dụng khác nhau, nhưng loại này dùng phổ biến khi neo móng nhiều ở những chỗ móng đèn điện trên đường, trụ điện. Hay bu lông neo V neo giữ cho các công trình mà mức độ chịu lực cao. Bu lông neo bẻ U thì tương tự như bu lông neo J.A.
Tiêu chuẩn thí nghiệm bu lông neo móng
Cường độ bu lông móng được tiến hành thí nghiệm kéo ở những trung tâm uy tín Quatest 3. Cơ tính tiêu chuẩn bu lông được thí nghiệm là TCVN 1916 – 1995. Từ cấp bền của bu lông, ta có thể suy ra lực kéo như sau:
Giới hạn bền danh nghĩa của bu lông: Lấy số đầu *100
Giới hạn chảy: Số thứ hai chia cho 10 rồi nhân với giới hạn bền danh nghĩa
Ví dụ minh họa cụ thể, như sau:
Một bu lông neo móng có có cấp bền là 8.8 thì ta có được:
Giới hạn bền danh nghĩa = 8*100=800 Mpa
Giới hạn chảy = (8/10)*800= 640 Mpa
Xem thông tin về quy trình sản xuất bulong móng
Nguồn: CTEG
Để lại một bình luận