Bulong inox là một sản phẩm cơ khí không thể thiếu trong các công trình xây dựng, công trình nhà máy, thiết bị máy móc… Các sản phẩm bulong có thể được chế tạo từ các loại vật liệu như: inox, thép cacbon, hợp kim chống ăn mòn… Và bài viết sau đây của CTEG sẽ cung cấp đến bạn đọc các thông tin về bulong inox để bạn có thể hiểu hơn về loại bulong này nhé.
Bulong inox là gì?
Bu long inox được làm từ chất liệu inox (SS201, SS304, SS316, SS410). Đây là một dạng thép không gỉ nằm trong nhóm Austenit. Trong nhóm Austenit được phân loại ra làm 5 loại thép không gỉ bao gồm từ A2 cho tới A5. Loại thép không rỉ có chứa 8-12% Niken, 18-20% Cr và 1-2% Mangan và có hàm lượng carbon thấp, crom cao nên khả năng chống oxy hóa, chống ăn mòn cao. Chính vì yếu tố này, bulong inox có thể linh hoạt sử dụng cho các môi trường khắc nghiệt, như khả năng chống ăn mòn tương đối bởi muối, và các môi trường ăn mòn bởi hóa chất công nghiệp.
Cấu tạo của bulong inox gồm có 2 bộ phận chính như sau:
Phần đầu bulong: Phần đầu có thể có các hình dạng như lục giác chìm, đầu bằng, đầu trụ, đầu tròn cổ vuông,….
Phần thân của bulong: phần thân thường sẽ làm hình trụ được tiện ren suốt hoặc ren lửng.
Vật liệu chế tạo bulong inox có thành phần hóa học khác nhau, cho ra cơ tính sản phẩm và chống ăn mòn cũng khác nhau: inox 201, inox 304, inox 316, inox 410.
Bu lông làm từ vật liệu inox 304
Với vật liệu inox 304 có mác thép SUS 304, thì thành phần niken tối thiểu là 8%, cao hơn so với inox 201, hàm lượng Crom cao hơn khoảng 2%. Nên bu lông làm từ inox 304 sẽ có khả năng chống ăn mòn cao hơn. Bề mặt của bu lông inox 304 sáng bóng và mang tính thẩm mỹ cao. Khả năng chịu lực và độ bền của bu lông inox 304 được đánh giá rất cao.
Nhờ những đặc điểm trên mà bu lông inox 304 có khả năng được sử dụng tại những vị trí chịu sự ăn mòn hóa học, chịu lực lớn và có yêu cầu tính thẩm mỹ.
Bu lông làm từ vật liệu inox 316
Đây là bu lông làm từ vật liệu inox 316 với mác thép là SUS 316. Đây là sản phẩm có độ cứng rất cao và khả năng chịu lực rất tốt. Bu lông được sản xuất từ inox 316 sẽ có cấp bền tương đương với 8.8. Nhờ thay đổi các thành phần hóa học trong cấu tạo nên nó có khả năng chống gỉ và chống ăn mòn hóa học cao. Nên nó có khả năng làm việc ở những môi trường có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, nước biển là những môi trường có tính ăn mòn mạnh.
Bu lông làm từ vật liệu inox 316L
Đây là một phiên bản của bu lông làm từ vật liệu inox 316 với hàm lượng cacbon thấp hơn. L có nghĩa là Low. Về khả năng chống ăn mòn hóa học thì nó được đánh giá cao hơn so với bu lông từ inox 316. Và cũng mang những đặc tính tương tự như độ bền, khả năng chịu lực, tính thẩm mỹ.
Cơ tính của bulong inox?
Xem bảng cơ tính của bulong, đai ốc, lông đền, theo tiêu chuẩn DIN – EN sau:
Vật liệu sản xuất bulong inox là gì?
Vật liệu dùng để sản xuất ra bu lông inox hay còn gọi là thép không gỉ. Đây là loại vật liệu có khả năng chống lại sự ăn mòn, oxy hóa trong kim loại ở các điều kiện có khả năng bị ăn mòn như: muối, axit, không khí, nước, các môi trường ẩm, lỏng. Các liên kết trong cấu tạo của vật liệu giúp chúng có khả năng chống lại sự xâm nhập và ăn mòn từ bên ngoài. Inox dùng để sản xuất bu lông thông thường sẽ có các loại như: inox 201, inox 304, inox 316, inox 316L, các hợp kim của Austenitic.
Hợp kim Austenitic là gì?
Hợp kim Austenitic hay là thép không gỉ là loại vật liệu phổ biến với khả năng chống ăn mòn và chống gỉ. Trong luyện kim thì hợp kim thép với tỉ lệ Crom tối thiểu 10.5 %, Niken 7 % và tỉ lệ cacbon tối đa là 1.2% thì được xem là hợp kim Austenitic. Nhờ các thành phần cấu tạo trong hợp kim Austenitic mà nó có khả năng chống được ăn mòn cao, không bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ hàn, dễ uốn. Và đặc biệt những khả năng này duy trì trong phạm vi nhiệt độ khá rộng.
Bu lông làm từ vật liệu inox 201
Bu lông được làm từ vật liệu inox 201 có mác thép là SUS 201 sẽ có thành phần hóa học như sau:
Fe: 72%
Cr: 16-18%
Mn: 5.5 – 7.5 %
Ni: 3.5 – 5.5 %
N: 0.25 %
Si: 1 %
C: 0.15 %
Dựa trên thành phần hóa học của bu lông inox 201 nên nó có những đặc tính như: độ bền, chống ăn mòn, chịu được nhiệt độ cao và những lợi thế liên quan đến vấn đề bảo trì, tính thẩm mỹ.
Nó có thành phần niken thấp hơn so với inox 304 nên có độ cứng và độ bền lớn hơn. Tuy nhiên độ sáng bóng, và khả năng chống ăn mòn không được như bu lông inox 304.
Tính dẫn điện thấp nên không dành cho mục đích dẫn điện.
Khả năng chịu nhiệt tốt với nhiệt độ nóng chảy lên đến 1400 – 1450 độ C.
Với những đặc tính như trên thì bu lông inox 201 chỉ phù hợp với những nơi có môi trường khô ráo và ít bị ăn mòn. Giá thành rẻ nên nó được sử dụng khá phổ biến.
Tại sao bu lông inox luôn được mọi người lựa chọn?
Bulong inox 304, 316 có bề mặt hoàn thiện màu sáng bóng rất thẩm mỹ, có khả năng chống ăn mòn ở các môi trường muối, axít, môi trường bazo… rất tốt. Vì vậy nó là sự lựa chọn hàng đầu cho các ứng dụng trong công nghiệp hóa chất, xây dựng gần biển, thiết bị y tế… Tuy nhiên bulong inox chủ yếu dùng trong các liên kết chịu tải trọng tĩnh, ít chịu tải trọng động.
Về khả năng chịu lực
Theo phân loại thì khả năng chịu lực kéo (tensile strength) đạt 800 N/mm2, tương ứng với cấp bền 8.8 theo ISO 898-1. Vì vậy nếu khách hàng cần sản phẩm chịu lực cao hơn mà vẫn đảm bảo chống ăn mòn, có thể chọn sản phẩm mạ nhúng nóng hoặc tốt hơn có thể mạ Geomet hoặc Dacromet.
Về tính ăn mòn
Ưu điểm lớn nhất của bulong inox chính là khả năng chống gỉ, chống ăn mòn vô cùng tốt. Tùy vào từng mác thép mà khả năng chống ăn mòn của nó sẽ khác nhau. Ví dụ như cũng là bulong inox nhưng loại inox 201 sẽ có khả năng chống ăn mòn hạn chế, inox 304 sẽ có khả năng chống ăn mòn khá tốt còn loại inox 316 nó sẽ có khả năng chống ăn mòn rất vượt trội. Nhưng nói chung thì khả năng chống ăn mòn và chống gỉ cũng là thế mạnh lớn nhất của loại bulong này.
Về tính thẩm mỹ
Tất cả các loại bulong inox đều có tính thẩm mỹ khá cao. Bởi vì bề mặt của bulong rất sáng bóng. Do các loại bulong thép để tăng tính thẩm mỹ thì người ta cần phải sơn lên nó một lớp sơn. Còn bulong inox thì không cần sử dụng bất cứ cái gì vẫn có thể có được một bề mặt sáng bóng.
Những thông số cần biết khi mua bulong inox
Khi mua bulong inox bạn cần quan tâm đến một số thông tin sau đây:
Thứ nhất, lựa chọn đúng vật liệu chính là yêu cầu đầu tiên. Để lựa chọn đúng loại inox thì cần phải biết được môi trường sử dụng các loại bulong này. Thông thường thì nhìn vào đầu của bulong thì chúng ta có thể xác định được nó sản xuất từ vật liệu nào ví dụ inox 201, inox 304,..
Thứ hai, cần phải xác định được đúng chủng loại sản phẩm để đáp ứng được yêu cầu lắp ráp. Hiện nay thì chủng loại bulong rất đa dạng như: lục giác ngoài ren lửng, lục giác chìm đầu bằng,…. Và tùy vào mỗi chủng loại nó sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau.
Thứ ba, thông số kỹ thuật cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng. Đơn giản nhất chính là lựa chọn đúng kích thước của bulong. Nếu lựa chọn bulong bé hơn thì nó sẽ không đảm bảo được yêu cầu.
Và đó chính là các thông tin về bulong inox mà CTEG muốn gửi đến bạn đọc. Quý khách hàng cần tìm hiểu thêm về sản phẩm bulong inox, kỹ thuật chuyên sâu, xin liên hệ đến Công ty Cường Thịnh để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí cho quý khách hàng.
> Xem thêm sản phẩm bulong inox Cường Thịnh
Leave a Reply