Thép là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực về công trình xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, công ty,.. Với khả năng chịu đựng được các lực lớn và dễ dàng lắp đặt nên việc lựa chọn Thép là vật liệu không thể thiếu trong xây dựng là hoàng toàn có cơ sở. Hãy cùng với CTEG điểm qua sơ lược về các loại thép trong lĩnh vực xây dựng.
Cáp chống xoắn
Cáp chống xoắn dùng cho cơ cấu nâng hạ. Thông dụng nhất là 2 loại cáp chống xoắn: 35×7 và 19×7. Đặc điểm của các loại cáp này là chúng đều có nhiều lớp cáp. Các lớp cáp cạnh nhau được bện ngược nhau chiều ngược trái và ngược phải giúp cho sợi cáp chống xoắn có tính ổn định, không bị xoay hay xoắn cáp khi làm việc.
Cáp chống xoắn: 35 x 7 (35 tao cáp, mỗi tao cáp có 7 sợi cáp), theo mặt cắt của sợi cáp thì sợi cáp có 4 lớp cáp:
– Lớp ngoài cùng có tối thiểu 14 tao cáp, lớp cáp này sẽ xoắn phải khi hoạt động.
– Lớp thứ 2 có tối thiểu 12 tao cáp, lớp cáp này sẽ xoắn trái khi hoạt động
– Lớp thứ 3: có tối thiểu 6 tao cáp, lớp cáp thép này cũng sẽ xoắn trái khi hoạt động
Cấu tạo cáp thép chống xoắn 19×7
Dây cáp chống xoắn 19×7 có hai lớp. 6 tao cáp lớp bên trong và tao lõi xoắn cùng chiều nhau, lớp bên ngoài có 12 tao cáp xoắn chiều ngược lại tạo sự chống xoắn cho dây cáp. Cấu trúc gồm 19×7 (12+6+1)
Lưu ý:
Cáp chống xoắn không thích hợp để cuộn tròn trong máy tời dễ gây đứt sợi và không được sử dụng làm dây cẩu cho cẩu đế.
Cáp chống xoắn nên được kiểm tra thường xuyên để tránh sợi đứt từ lớp bên trong gây tai nạn khi sử dụng.
Cáp lụa
- Cáp thép xi (hay cáp lụa, cáp thép mạ kẽm) thường được sử dụng để neo, giằng giàn giáo, chống rơi, căng lưới bao che xây dựng,…
Cáp lụa được sản xuất từ loại thép có hàm lượng cacbon cao. Bề mặt sợi cáp được phủ bên ngoài một lớp mạ kẽm theo phương pháp điện phân.
Cáp thép bọc nhựa
Cáp thép bọc nhựa là loại cáp thép được bao bọc bởi một vài lớp vỏ bằng nhựa, với các độ dày khác nhau. Cáp bọc nhựa thường được sử dụng bao gồm PVC, Nylon. Ngoài ra còn có các loại nhựa khác có thể được sử dụng cho các ứng dụng đặc biệt,và mục đích sử dụng.
Cáp thép bọc nhựa được sử dụng trong chủ yếu trong: neo, giằng, chằng, buộc các loại vật dụng như: lưới nông nghiệp, lưới xây dựng, thiết bị công trình, căng lưới bao quanh vườn rau, vườn hoa, ao nuôi tôm, trồng rau trong nhà lưới,…
Đặc điểm cáp thép bọc nhựa
- Đường kính thông dụng của cáp từ phi 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm tương ứng với kích thước của lớp vỏ bọc nhựa bên ngoài.
– Cáp bọc nhựa sẽ bị hỏng nếu bị gập, quá tải, dùng hoặc bảo dưỡng không đúng cách. Do đó, không nên dùng cáp quá tải cũng như không dùng trọng tải giật đột ngột. Sự giảm tải đột ngột cũng có thể gây phá huỷ sợi cáp.
- Thông thường, nên tra dầu mỡ vào đầu cáp để chống oxi hóa thẩm thấu vào sâu trong cáp
– Trong khi hoạt động, dây cáp sẽ bị giảm độ bền và khả năng hoạt động.
– Độ bền đứt gẫy tối thiểu của dây cáp lụa chỉ áp dụng cho cáp mới chưa qua sử dụng.
Cáp thép inox 304
Cáp thép inox 304 thường được sử dụng trong các công trình đòi hỏi tính mỹ thuật cao và độ an toàn lớn như: xây lắp lưới an toàn ban công cho nhà ở, làm dây cáp treo mái che cho các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, trang trí nội thất cầu thang,… Do vật liệu được làm từ Inox 304 nên giá thành khá cao.
Cáp inox được sản xuất nguyên khối từ thép inox 304 theo phương pháp kéo sợi trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, đảm bảo theo các tiêu chuẩn: ASTM, BS, DIN, GS. Dây cáp được cấu tạo gồm nhiều tao cáp và nhiều sợi cáp và được bện thành cáp theo một số cấu trúc tiêu chuẩn sau: 6×7+FC, 6×12+FC, 6×19+FC. Loại cáp này có lực chịu tải không cao, tuy nhiên lại có độ bền rất tốt. Do đó, chỉ sử dụng trong việc neo, chằng. Không sử dụng chịu tải trong các công việc nâng cẩu vật nặng.
Đặc điểm dây cáp inox 304
– Bề mặt dây cáp có độ sáng bóng cao, màu ánh kim, trắng sáng tự nhiên và đều màu, không bị đổi màu hay bị rỉ sắt trong mọi điều kiện thời tiết.
– Không có tính dẫn điện và từ, do đó đảm bảo độ an toàn cao
– Hạn chế bị ăn mòn trong các môi trường hóa chất, dầu mỡ
Xem thêm cáp cẩu lõi đay
Leave a Reply