Trong ngành xây dựng kết cấu thép, việc chọn lựa vật liệu và phụ kiện đi kèm chất lượng là yếu tố then chốt để đảm bảo sự ổn định và an toàn của công trình.
Chọn lựa Bu lông neo m20 cần phải tính toán kỹ lưỡng giữa độ bền, khả năng chống ăn mòn và hiệu suất
Bu lông neo m20 thường được sản xuất từ các loại nguyên liệu thép chất lượng cao. Cụ thể, nguyên liệu thường là thép cacbon, thép hợp kim, hoặc thép không gỉ, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể môi công trình
Quy Trình Sản Xuất Bu lông Neo M20
Theo yêu cầu kỹ thuật thì việc sản xuất bu lông neo m20 sẽ theo một quy trình cơ bản như sau:
Bước 1: Lựa chọn vật liệu
Dựa trên thông số cấp bền để chọn loại thép tương đương để sản xuất bu lông neo m20. Sau đó nguyên liệu sẽ được lấy mẫu đi thí nghiệm các chỉ số kỹ thuật trước khi đưa vào sản xuất đại trà.
Xem thông số kỹ thuật cấp bếp bulong A325M tại: Cấp bền và ứng dụng bulong A325M
Bước 2: Cắt thép và tiện ren
Nguyên liệu sau khi được thí nghiệm đạt sẽ được cắt theo chiều dài thiết kế của bulong. Sau đó sẽ được tiện ren bằng máy tiện ren chuyên dụng.
Bước 3: Tạo hình cho bu lông neo M20
Phôi sau khi xử lý và tiện ren thì được đưa vào máy uốn để tạo hình theo yêu cầu. Có thể tạo hình bu lông neo m20 theo hình chữ L, hình chữ J… theo yêu cầu kỹ thuật.
Bước 4: Xử lý bề mặt
Bước này tùy vào yêu cầu của khách hàng thì bulong có thể để nguyên bề mặt thô hoặc thông qua việc mạ, nhúng để xử lý bề mặt.
Bước 5: Kiểm tra sản phẩm và đóng gói
Sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ được kiểm tra lần nữa trước khi đưa sản phẩm bu lông neo m20 đi đóng gói và giao cho khách hàng.
Thi Công Lắp Đặt Bu Lông Neo M20
Bước 1: Dùng thép d8 hoặc d10 để định vị bu lông neo m20 cố định vào thép chủ trong dầm hoặc cổ cột.
Bước 2: Kiểm tra lại kích thước của bu lông neo. Dùng máy thủy bình, máy toàn đạc để kiểm tra tim và cốt theo thiết kế. Kiểm tra phần nhô ra khỏi bê tông của bu lông neo.
Bước 3: Kiểm tra bu lông neo m20 có được đặt vuông góc với mặt phẳng chịu lực hay không. Mặt phẳng chịu lực là mặt bê tông hoàn thiện, bề mặt bản mã.
Bước 4: Tiến hành nghiệm thu việc lắp đặt bu lông neo m20 lần cuối trước khi đổ bê tông. Đảm bảo bu lông neo được lắp đặt đúng vị trí thiết kế và đủ chắc chắn để không bị chuyển vị trong quá trình đổ bê tông.
Bước 5: Có thể dùng bao ni lông hoặc băng keo để bọc đầu ren. Tránh ren bị tổn hại trong quá trình đổ bê tông và thuận tiện cho việc lắp đặt các kết cấu bên trên sau khi hoàn thiện.
Bước 6: Kiểm tra chuyển vị của bulong trong quá trình đổ bê tông và ngay sau khi đổ bê tông. Tiến hành hiệu chỉnh nếu có chuyển vị.
Bu lông neo m20 đã trở thành phần thiết yếu trong quá trình xây dựng công trình. Nó góp phần đẩy nhanh được tiến độ xây dựng và mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Hy vọng qua bài viết giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn về bu lôngneo m20.
Danh Mục Sản Phẩm Bu Lông Neo CTEG
Leave a Reply