Lông đền cũng được xem là 1 chi tiết trung gian trong các hệ thống kết cấu. Theo đó, khi chọn mua loại vật tư liên kết này, khách hàng thường quan tâm đến quy cách lông đền. Bởi, đây là yếu tố quan trọng, là tiền đề đảm bảo tính ứng dụng của sản phẩm được tối ưu nhất. Cùng điểm qua một số thông tin liên quan đến lông đền cũng như quy cách tiêu chuẩn của chúng với bài viết sau nhé.
Lông đền và một số đặc trưng nổi bật có thể bạn chưa biết
Lông đền hay còn được gọi là vòng đệm vốn là một bộ phận giữ vai trò trung gian, giúp liên kết, tăng sự bền chặt giữa các mối ghép. Theo đó, lông đền đi kèm với bu long, đai ốc tạo nên bộ 3 ăn ý trong nhiều lĩnh vực ứng dụng hiện nay.
Nhiều người thắc mắc rằng, tại sao giữa đai ốc và bu lông lại cần thêm sự hỗ trợ của lông đền? Chi tiết này có thật sự cần thiết hay không? Câu trả lời là có.
Thực tế, nhờ có sự hiện diện của lông đền lực ép lên đai ốc được phân tán một cách cân bằng hơn. Qua đó, mối ghép được siết chặt hơn, đem lại hiệu quả liên kết cao hơn.
Nếu bạn thắc mắc lông đền tiếng anh là gì thì thuật ngữ chuyên ngành thường được sử dụng cho loại chi tiết này là Washer.
Thông thường, với mỗi môi trường ứng dụng khác nhau, người ta sẽ sử dụng lông đền được cấu tạo từ chất liệu khác nhau. Đó có thể là lông đền làm từ sắt, nhôm, hay inox,…
Phân loại lông đền trên thị trường hiện nay
Tùy thuộc vào từng mục đích ứng dụng cụ thể, người ta sẽ ứng dụng các loại lông đền tương ứng. Trong đó, khi nói về cấu tạo, các loại lông đền phổ biến gồm:
Xét về tổng thể, lông đền vênh là loại được sử dụng rộng rãi hơn cả. Vậy, lông đền vênh tiếng anh là gì? Thực tế, người ta thường gọi tên loại vật tư này là Spring Washer.
Cấu tạo của loại lông đền vênh này gồm 1 vòng cắt dạng tròn, được thiết kế vênh lên so với kết cấu chung của vòng đệm. Tương tư các loại lông đền khác, tác dụng của lông đền vênh là làm tăng độ đàn hồi. Nhờ vậy, giúp mối ghép bu lông, đai ốc được bền chặt, gắn kết hơn. Do đó, dù theo thời gian, người dùng cũng không phải lo ngại tình trạng mối ghép bị giãn nở, gây ra những hệ quả không mong muốn.
Ứng dụng lông đền trong các lĩnh vực đời sống
Tuy chỉ là một chi tiết nhỏ bé trong tổng thể những công trình, kết cấu lớn. Thế nhưng, không ai có thể phủ nhận được vai trò của lông đền trên thực tế.
Ngày nay, loại vật tư liên kết này thường được ứng dụng trong lĩnh vực giao thông, các ngành cơ khí xây dựng, thiết kế – lắp đặt máy,…
Quy cách lông đền tiêu chuẩn có gì đặc biệt?
Khi nhắc đến quy cách tiêu chuẩn lông đền, trước hết, bạn phải nắm được 3 thông số cơ bản của chi tiết này. Bao gồm: đường kính trong của lông đền – thường được ký hiệu là d1 trong các bản vẽ kỹ thuật. Cùng với đó là đường kính ngoài vòng đệm (d2). Và cuối cùng là độ dày của lông đền (s).
Quy chuẩn lông đền tiêu chuẩn được quy về bảng sau:
Size | d1 | d2 | s |
M1.6 | 1.7 | 4 | 0.3 |
M2 | 2.2 | 5 | 0.3 |
M2.5 | 2.7 | 6 | 0.5 |
M3 | 3.2 | 7 | 0.5 |
M3.5 | 3.7 | 8 | 0.5 |
M4 | 4.3 | 9 | 0.8 |
M5 | 5.3 | 10 | 1.0 |
M6 | 6.4 | 12 | 1.6 |
M7 | 7.4 | 14 | 1.6 |
M8 | 8.4 | 16 | 1.6 |
M10 | 10.5 | 20 | 2.0 |
M12 | 13.0 | 24 | 2.5 |
M14 | 15.0 | 28 | 2.5 |
M16 | 17.0 | 30 | 3.0 |
M18 | 19.0 | 34 | 3.0 |
M20 | 21.0 | 37 | 3.0 |
M22 | 23.0 | 39 | 3.0 |
M24 | 25.0 | 44 | 4.0 |
M27 | 28.0 | 50 | 4.0 |
M30 | 31.0 | 56 | 4.0 |
Leave a Reply