Bu lông là sản phẩm khá phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sản xuất. Việc sản xuất bu lông hệ inch hay bu lông hệ mét khiến khá nhiều người lầm tưởng có sự khác nhau về cấp độ, độ bền của bu lông. Để hiểu hơn về bulong hệ inch và hệ mét nhằm tránh những nhầm lẫn về hai hệ tiêu chuẩn này. Bạn hãy tham khảo nội dung bài viết của CTEG ngay sau đây nhé.
Bu lông hệ inch là gì?
Hệ inch là hệ đơn vị đo lường được sử dụng và chấp nhận tiêu chuẩn hóa đầu tiên ở Anh vào năm 1930 với chiều dài chính xác là 1 inch = 25,4 mm. Hiệp hội tiêu chuẩn Mỹ chấp nhận vào 2 năm sau đó là năm 1933. Canada chấp nhận hệ inch vào năm 1951.
Vào năm 1959 thì Mỹ và khối thịnh vượng chung Anh ký một hiệp ước chấp nhận tiêu chuẩn hóa là 1 inch = 25,4 mm.
Bulong hệ inch là sản phẩm được sản xuất với kích thước theo hệ inch. Ký hiệu trên bu lông là những dấu gạch thẳng trên thân chi tiết. Trong đó
Ren hệ inch được quy định tại ANSI/ASME B1.1: kiểu ren, dung sai, độ lệch và chỉ định cho việc giáp bộ ren trong và ren ngoài (đai ốc & bulong), về đường biên dạng ren (basic profile) cũng giống như ren hệ mét, được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 68.
Các nhóm ren: có hai loại ren ở bulong hệ inch loại tiêu chuẩn (standard) và loại đặc biệt (special)
Loại tiêu chuẩn bao gồm ren thô (UNC/UNRC), ren mịn (UNF/UNRF) và ren siêu mịn (UNEF/UNREF) và 8 nhóm 4, 6, 8, 12, 16, 20, 28, 32 ren/inch (UN/UNR), trong đó dòng ren thô UNC và UNF là được dùng nhiều nhất trong bulong liên kết và kết cấu do ưu điểm về cơ tính, dễ gia công và lắp đặt.
Loại đặc biệt là loại không có trong nhóm tiêu chuẩn và được chỉ định riêng và ren được sản xuất kiểu UNS hoặc UNRS.
Dung sai ren ngoài: class 1A, 2A, 3A. Dung sai ren trong class 1B, 2B, 3B và nguyên tắc giáp bộ như bảng thể hiện dưới đây
Cơ tính của bulông hệ inch
Cơ tính của bulong sản xuất theo đại lượng hệ Inch theo tiêu chuẩn SAE J429 có 8 cấp bao gồm 1, 2, 2, 5, 5.1, 5.2, 8 và 8.1, 8.2 , bảng dưới đây thể hiện tương quan giữa cơ tính bulong của tiêu chuẩn SEA với ISO, ASTM.
Đối với vật liệu hàm lượng cacbon thấp < 0.25%, bulong hệ Inch được sản xuất đạt cấp SAE J429 Grade 1/Grade 2.
Đối với vật liệu hàm lượng cacbon trung bình từ 0.25% – 0.6%, bulong hệ Inch được sản xuất đạt cấp SAE J429 Grade 5.
Đối với vật liệu hợp kim, bulong hệ Inch được sản xuất đạt cấp bền SAE J429 Grade 8
Marking của bulong hệ Inch.
Cơ tính của đai ốc (Nut) hệ Inch, theo SAE J995
Đai ốc hệ Inch với trị số tải đối chứng (proof load), quy cách, cơ tính và kiểu ren được thể hiện ở bảng sau:
Giới hạn độ cứng đai ốc hệ Inch được cho trong bảng dưới đây
Marking của đai ốc hệ Inch.
Marking cho các loại đai ốc được sản xuất theo style A, cho tất cả các size của đai ốc, đối với grade 2 không có dấu, đối với grade 5 là hai vạch khuyết cách nhau 120 độ, đối với grade 8 là hai vạch khuyết cách nhau 60 độ. Trong đó X là ký hiệu của nhà sản xuất
Marking cho đai ốc được sản xuất theo style B, áp dụng cho đai ốc có kích thước từ ⅝ Inch trở lên, đối với grade 2 không có dấu, đối với grade 5 là hai dấu chấm cách nhau 120 độ, đối với grade 8 là hai dấu chấm cách nhau 60 độ. Trong đó X là ký hiệu của nhà sản xuất
Marking cho đai ốc được sản xuất theo style C, kiểu C không yêu cầu marking, chỉ làm khía ở cạnh lục giác: grade 2 không yêu cầu, grade 5 một khía trên mỗi cạnh lục giác, grade 8 2 khía trên mỗi cạnh lục giác
Bu lông hệ mét
Tương tự với bu lông hệ inch thì trước khi tìm hiểu về sản phẩm được sản xuất theo hệ mét bạn cần tìm hiểu khái niệm về hệ mét nhé.
Hệ mét là gì?
Hệ mét là hệ đo lường phổ biến và rộng rãi trên toàn thế giới. Hay nó còn có một tên gọi khác là hệ SI. Nó được xem là hệ đo lường chính thức trên hầu hết các quốc gia.
Nó được Mỹ chính thức phê duyệt vào năm 1866. Những Mỹ cũng là nước công nghiệp duy nhất chưa chính thức chấp nhận hệ thống đo lường hệ mét. Mà hệ đo lường phổ biến ở Mỹ là hệ inch.
Bu lông hệ mét được hiểu đơn giản là bu lông sản xuất dựa trên tiêu chuẩn đo lường hệ mét. Nó được ký hiệu bằng chữ la tinh M và số phía sau thể hiện kích thước, bước ren, dung sai và trị số cấp bền của bu lông, ren của bulong hệ mét có hai loại ren thô và ren mịn, ren thô được sử dụng phổ biến trong nghành bulong liên kết và kết cấu.
Cơ tính của bu lông hệ mét
Cơ tính của bulong hệ mét được chế tạo theo tiêu chuẩn ISO 898-1, có 9 cấp bền bao gồm: 4.6, 4.8, 5.6, 5.8, 6.8, 8.8, 9.8, 10.9, 12.9, cơ tính của bulong hệ mét theo bảng sau:
Marking của bulong hệ mét.
Marking của bulong hệ mét được thể hiện ở bảng dưới đây.
Trong trường hợp các vít nhỏ, hoặc khi hình dạng của đầu không cho phép đánh dấu theo bảng trên, có thể sử dụng các ký hiệu đánh dấu trên mặt đồng hồ phù hợp với hình dưới đây.
Bản chất của bu lông hệ inch và hệ mét
Dựa trên những thông tin trên thì có thể kết luận rằng về bản chất thì bu lông hệ inch và bu lông hệ mét không khác gì nhau. Nó chỉ khác về hệ tiêu chuẩn đo lường được áp dụng khi sản xuất. Về cấp độ bền nó sẽ tương đương nhau, nên khi hiểu về hệ inch và hệ mét giúp chúng ta đọc được thông tin thể hiện trên bu lông và đai ốc để lựa chọn sản phẩm phù hợp cho mục đích và yêu cầu sử dụng.
Phân biệt bu lông hệ inch và bu lông hệ mét
Có thể thấy đặc điểm nhận dạng và phân biệt 2 loại bu lông này chính là ký hiệu trên sản phẩm bu lông. Cụ thể là bu lông hệ inch sẽ có các gạch trên chi tiết thể hiện cấp độ bu lông. Nếu bạn thấy trên bu lông có chữ cái la tinh và các con số thì bu lông đó được sản xuất theo hệ mét hay còn gọi là hệ SI.
> Xem sản phẩm bulong neo CTEG: https://cteg.vn/san-pham/bulong-neo-be-l/
Tổng kết
Qua những thông tin trong nội dung bài viết sẽ giúp bạn không còn phân vân về chất lượng cũng như cấp độ của bu lông được sản xuất theo hai hệ tiêu chuẩn khác nhau. Để lựa chọn được những sản phẩm bu lông hệ inch hay bu lông hệ mét đúng tiêu chuẩn và chất lượng bạn có thể đến với cteg.vn. Đây là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm về bu lông đúng tiêu chuẩn và chất lượng. Các sản phẩm và dịch vụ chúng tôi đều mang đến chất lượng cao nhất cho quý Khách hàng, lấy chất lượng sản phẩm là nền tảng cơ bản cho doanh nghiệp.
Leave a Reply