Bulong neo là một trong những cấu kiện không thể thiếu khi liên kết các cấu kiện trong nhà khung thép. Tuy nhiên, bulong cũng có rất nhiều loại, nếu là người không có kinh nghiệm bạn sẽ rất khó để lựa chọn đúng.
Liên kết chân cột thép là gì?
Liên kết chân cột thép được hiểu là liên kết giữa cột thép và cổ cột bê tông để truyền tải trọng đứng vàmomen từ kết cấu thép phía trên xuống kết cấu bê tông bên dưới. Loại liên kết này chủ yếu được chia thành các loại sau:
Liên kết không sườn.
Liên kết có sườn.
Liên kết có sườn đỡ bu lông (dùng cho khung nhịp lớn chịu tải nặng).
Liên kết không dùng bản đế – Liên kết ngàm vào móng.
Tác Dụng Bulong Liên Kết Trong Hệ Kế Cấu Thép
Bulong liên kết có công dụng liên kết các cấu kiện chính như: cột, kèo, dầm,… lại với nhau. Đồng thời được sử dụng để liên kết các cấu kiện khác như: xà gồ, giằng xà gồ, giằng cột, giằng mái.
Bulong chịu lực tốt, tính cơ động cao, tiện ích, dễ dàng thi công cũng như sửa chữa, bu lông được sử dụng rộng rãi trong nhà thép tiền chế.
Lưu ý Sử Dụng Bulong Neo Trong Thi Công
Bulong neo gồm mũ bulong, phần thân và phần ren. Đối với bulong neo, đoạn thân này thường có chiều dài bằng chiều dài đoạn neo của thép trong bê tông theo tiêu chuẩn . Đi kèm với các phụ kiện như đai ốc (Ecu), vòng đệm.
Thông thường, bulong neo mạ kẽm được lựa chọn sử dụng trong liên kết chân cột thép để đảm bảo độ bền, không bị oxy hoá, ăn mòn do môi trường. Đồng thời, bulong cũng có nhiều kích thước về chiều dài khác nhau để sao cho phù hợp với từng loại liên kết
Tùy vào yêu cầu kỹ thuật mỗi dự án khác nhau sẽ có chiều dài, đường kính, chiều dài ren, cường độ cấp bền và bề mặt xử lý khác nhau.
Một phần của bulong neo sẽ được hàn cố định vào phần cốt thép bên dưới móng sao cho đúng vị trí trước khi bê tông được đổ lên trên. Sau khi đổ bê tông, bulong neo chỉ còn lộ ra phần đầu để bắt cột thép vào.
Chiều dài bulong neo sử dụng trong liên kết chân cột thép với móng nhà phải đảm bảo đủ lớn để tránh bulong bị tuột liên kết trong quá trình đổ bê tông.
Trước khi đổ bê tông nên bịt đầu bulong neo để bảo vệ phần đầu này, không cho bê tông bịt kín đầu cũng như làm hỏng đầu bulong.
Cách Bảo Vệ Đầu Bulong Neo Không Bị Hỏng
Sử dụng sơn chống gỉ.
Bôi mỡ.
Lắp kim loại/ nhựa.
Kích thước và số lượng của bulong sử dụng trong liên kết sẽ phụ thuộc vào nội lực của chân cột cũng như sơ đồ thiết kế của hệ kết cấu.
Thông thường, sẽ sử dụng 4 bulong neo. Tuy nhiên, nếu chân cột liên kết ngầm thì số lượng bulong neo cần sử dụng sẽ nhiều hơn để đảm bảo khả năng liên kết bền vững.
Xem chi tiết các loại bulong neo Cường Thịnh: https://cteg.vn/san-pham/bulong-neo-be-l/
Leave a Reply