Lựa chọn cấp bền của bu lông cho đúng với mục đích sử dụng ngay từ đầu là việc không phải dễ đối với khách hàng hiện nay. Nếu google từ khóa “bulong, ốc vít” ta có thể thấy hiển thị hàng triệu kết quả tìm kiếm. Bài viết này chia sẻ bí quyết phân biệt các loại bu lông thường dùng trong xây dựng dựa theo cấp bền của bu lông nhé.
Cấp bền của bu lông là gì?
Khi lựa chọn bu lông cho các công trình xây dựng thì cần phải dựa vào cấp bền của bulong. Vậy cấp độ bền của bu lông là gì?
Cấp bền bu lông là khả năng chịu được các lực tác động từ bên ngoài của bu lông bao gồm: Lực kéo, lực cắt, lực nén từ các mối ghép mà nó tham gia liên kết.
Cấp bền của bu lông thường được khắc trên đầu của bu lông nên thường bị hiểu nhầm là kích thước của bu lông. Nhưng đó là con số thể hiện khả năng chịu lực của bu lông mà nó được khắc lên.
Thông thường nó sẽ bao gồm 2 hoặc 3 chữ số la tinh và cách nhau bởi dấu chấm ở giữa.
Các hệ đo lường cấp bền phổ biến
Cấp bền bu lông hệ mét
Bu lông được sản xuất theo cấp bền hệ mét sẽ được ký hiệu gồm hai chữ số trên phần mũ của bu lông. Hai chữ số này được cách nhau bởi dấu chấm. Nó thể hiện giới hạn bền và giới hạn chảy của bu lông. Ví dụ: 8.8, 9.8, 10.9, 12.9, 14.9….
Trong đó:
Số đằng trước dấu chấm cho ta biết 1/10 độ bền kéo tối thiểu của bu lông có đơn vị là kgf/mm2
Số đằng sau dấu chấm cho ta biết 1/10 giá trị giữa giới hạn chảy cùng với độ bền kéo tối thiểu của bu lông. Nó có đơn vị là %.
Cấp bền bu lông hệ inch
Cấp bền theo hệ inch thường ít được phổ biến ở Việt Nam. Nó cũng ký hiệu trên đầu bu lông, nhưng không phải bằng số la tinh mà bằng các vạch thẳng. Nhìn vào ký hiệu này sẽ cho ta biết được giới hạn bền và giới hạn chảy của bu lông.
Bu lông có cấp bền theo hệ inch thường sẽ có 17 cấp. Những loại phổ biến và dễ gặp trên thị trường là 2, 5, 8. Các cấp khác thường được dùng trong các trường hợp đặc biệt.
Việc hiểu và nắm rõ cấp bền của bu lông là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn và sử dụng bu lông. Việc lựa chọn chính xác sẽ giúp đảm bảo khả năng chịu lực của bu lông và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Tiêu chí đánh giá cấp bền của bu lông
Giới hạn bền đứt : N/mm2 hoặc MPa
Giới hạn chảy: N/mm2 hoặc MPa
Giới hạn chảy quy ước
Độ cứng của bu lông: HB, HV hoặc HR
Độ giãn dài tương đối d(%)
Độ dai, độ đập: J/cm2
Ứng suất thử: Sf ( N/mm2)
Và có một số tiêu chí khác để đánh giá cấp bền của bu lông như độ bền mối nối giữa mũ và thân bu lông, độ bền đứt trên vòng đệm lệch. Tùy theo tiêu chuẩn mà nó áp dụng để có căn cứ tiêu chuẩn đánh giá cấp bền của bu lông.
Lựa chọn bu lông ốc vít thường dùng trong xây dựng dựa vào cấp bền của bu lông
Để lựa chọn bulong ốc vít đúng theo yêu cầu sử dụng, điều quan trọng nhất là chúng ta hiểu về sản phẩm và chọn đúng loại, bởi mỗi sản phẩm sẽ có ưu/nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, nguyên tắc làm việc của bulông dựa trên sự ma sát giữa ren dương bu lông và ren âm đai ốc.
Các ren này được tính toán thiết kế có khả năng chịu được lực kéo (tensile strength), lực cắt (shear strength), đôi khi bulong sẽ được kiểm tra độ dai va đập (impact test), độ cứng (hardness test) để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với yêu cầu sử dụng.
Bảng sau sẽ liệt kê một số tiêu chuẩn và đặc điểm sản phẩm để các bạn tham khảo
Xem thêm bài viết các loại bu lông neo Cường Thịnh: https://cteg.vn/en/product/l-shaped-anchor-bolts/
Leave a Reply