.

Bulong Móng Là Gì?

0

Bulong móng chuyên dùng trong xây dựng, thi công nền, móng công trình dân dụng (chung cư, trung tâm thương mại,…), nhà ở, nhà xưởng (nhà thép tiền chế), móng cầu, cột đèn, trụ điện,… Với chức năng tạo liên kết chân móng của cột với nền được bền vững, an toàn nên bulong móng không thể thiếu trong hầu hết các công trình.

bulong móng hình chữ l

Bulong móng là gì?

Bulong móng là một trong những chi tiết để tạo liên kết giữa chân móng của cột với nền. Trong kết cấu thép thì bulong móng chính là để sử dụng đóng chặt tấm được gắn vào móng bê tông. Khi sử dụng với một yếu tố kết cấu thép.

Và người ta thường sử dụng loại bulong này trong việc thi công các công trình như: nhà ở, nhà xưởng, chung cư,… cũng như trong thi công móng cầu, cột đèn, trụ điện.

Bởi vì chức năng chính của nó chính là tạo ra sự bền vững và tính an toàn. Nên nó luôn luôn được sử dụng ở các công trình xây dựng và đã trở thành một phụ kiện không thể nào thiếu trong các bản thiết kế.

 Quý khách hàng có thể xem thêm thông số kỹ thuật và các loại bulong móng phổ biến tại link: https://cteg.vn/san-pham/bulong-neo-be-l/

Chức năng bulong móng trong từng công trình cụ thể

– Trong các công trình thi công nhà xưởng (nhà thép tiền chế): Bulong móng dùng để liên kết đế của chân cột với nền. Chúng là bộ phận khá quan trọng trong việc tạo độ cứng, bền vững cho toàn bộ hệ thống mái che của nhà xưởng.

– Trong thi công hệ thống trụ điện, cột đèn chiếu sáng: Bulong móng đặt ở ngoài trời, do đó, phần ren thường được bảo vệ bằng cách mạ nhúng nóng, đảm bảo cho bulong không bị gỉ hoặc ăn mòn trước tác động của môi trường như mưa, ngập lụt,… Đai ốc được dùng trong lắp đặt hệ thống cột đèn, trụ điện thường là đai ốc có mũ. Sau một thời gian, bulong và phần ren vẫn sẽ được bảo vệ an toàn cho dù đai ốc có mũ có thể bị gỉ, lúc đó, ta chỉ việc thay đai ốc mũ.

Bulong móng j

– Một công dụng đặc biệt nữa của bulong móng là giữ chân hoặc đế máy: Người ta hay sử dụng bulong móng để giữ chân máy cố định với nền móng để giảm rung động và tránh gây sai số cho máy móc trong quá trình làm việc.

– Chức năng định vị chân cẩu, cầu trục cảng biển hoặc trong nhà máy: Trong ngành cảng biển, bulong này giúp định vị các chân cẩu trục, cẩu cảng, chân các điểm neo giữ tàu thuyền… một cách chắn chắn.

Với mức độ thông dụng gần như không thể thiếu trong các bản vẽ kĩ thuật của mọi công trình, vậy điều gì khiến phụ kiện liên kết công trình này khó có thể thay thế được?

– Đầu tiên phải kể đến việc bulong móng có chức năng neo giữ tốt. Với một đầu cán rean như các bulong thông thường (đầu này sẽ vặn chặt với đai ốc để liên kết 2 chi tiết với nhau), đầu còn lại được bẻ cong tùy theo yêu cầu (thường là bẻ J,L,U,V,I) giúp neo giữ triệt để, tránh cho việc bulong trượt, rơi ra khỏi chi tiết cần liên kết.

– Thứ 2, kích thước đa dạng. Bulong móng thường được đặt gia công theo thông số kĩ thuật trên bản vẽ (tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn). Do đó, dễ dàng lắp đạt, gia công. Tùy theo từng công trình mà người ta có thể sử dụng bulong hàng đen, hàng xi, mạ kẽm nhúng nóng cho phù hợp.

Quy Trình Sản Xuất Bulong Móng

Bước 1: Chọn loại thép phù hợp với cấp bền yêu cầu của bulong.

Trước khi bắt đầu sản xuất thì việc đầu tiên là cần phải xác định rõ với khách hàng về các yếu tố kỹ thuật và quy cách của bu lông neo M16. Việc này nhằm đảm bảo đem lại sản phẩm phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Dựa trên yêu cầu về cấp bền của bu lông neo M16 sẽ chọn loại thép phù hợp nhất. Ở Việt Nam thì thường dùng các loại thép như: CT3, CT4, SS400, C45, C55, SUS 201, SUS 304. Mỗi loại thép sẽ sản xuất ra bu lông neo với cấp bền tương ứng.

Bước 2: Chặt thép

Sau khi lựa chọn được loại nguyên liệu phù hợp thì sẽ tiến hành cắt lấy mẫu để thí nghiệm các yếu tố kỹ thuật. Nếu thí nghiệm đạt sẽ đưa vào cắt và gia công sản xuất số lượng theo yêu cầu.

Bước 6: Xử lý bề mặt.

Tùy vào yêu cầu của khách hàng thì bề mặt bu lông neo sẽ được để thô hoặc đưa qua quá trình xử lý bề mặt. Việc xử lý bề mặt có thể dùng phương pháp xi mạ điện phân, hoặc mạ kẽm nhúng nóng. Thông thường thị biện pháp mạ kẽm nhúng nóng được lựa chọn và sử dụng nhiều hơn.

Bước 7: Đóng gói

Kiểm tra lại sản phẩm lần cuối nhằm đảm bảo sản phẩm bu long neo được sản xuất ra đạt chất lượng và không bị lỗi. Sau đó sản phẩm sẽ được đưa đi đóng gói và tiến hành bàn giao cho khách hàng..

Bước 3: Làm nhỏ đường kính phần làm ren

Thép được đưa vào máy cắt theo tổng chiều dài bu lông thiết kế. Sau đó sẽ làm nhỏ đường kính đoạn làm ren của bu lông neo.

Làm nhỏ đường kính phần làm ren

Bước 4: Tạo ren

Sau khi làm nhỏ đường kính đoạn gia công ren, thanh sắt sẽ được kẹp chặt và đưa vào máy tạo ren.

Tạo ren bu lông móng

Bước 5: Uốn tạo hình neo (J/L/U,..).

Sau khi đã gia công phần ren, thanh bulong thẳng sẽ được uốn tạo hình theo yêu cầu kỹ thuật.
Có thể uốn lạnh, hoặc nung nóng để tạo hình dễ dàng hơn.

Uốn bulong móng

Bước 6: Xử lý bề mặt.

Tùy vào yêu cầu của khách hàng thì bề mặt bu lông neo sẽ được để thô hoặc đưa qua quá trình xử lý bề mặt. Việc xử lý bề mặt có thể dùng phương pháp xi mạ điện phân, hoặc mạ kẽm nhúng nóng. Thông thường thị biện pháp mạ kẽm nhúng nóng được lựa chọn và sử dụng nhiều hơn.

Bước 7: Đóng gói

Kiểm tra lại sản phẩm lần cuối nhằm đảm bảo sản phẩm bu lông neo được sản xuất ra đạt chất lượng và không bị lỗi. Sau đó sản phẩm sẽ được đưa đi đóng gói và tiến hành bàn giao cho khách hàng..

Đóng gói bulong móng

Các bước thi công lắp đặt bulong móng

Dưỡng bulong móng: Sau khi dưỡng bu lông. Bạn cố định bu lông móng ở cụm bằng các thép tròn như D8 hay D10. Cụm bu lông này với thép chủ ở bên trong dầm, cột trụ.

Xác định vị trí: Các vị trí của tim, cốt ở mỗi cụm cùng các bản vẽ thiết kế lắp dựng. Việc làm định vị này giúp bu lông được cố định hơn, và giữ nguyên vị trí khi quá trình đổ bê tông diễn ra. Sử dụng bản mã hay chấm hàn để xác định vị trí của tim hay cốt. Hay là sử những thiết bị đo được kiểm định như: máy kinh vĩ, máy thủy bình, máy toàn đạc điện tử.

Kiểm tra đối chiếu bản vẽ: Bạn kiểm tra lại cùng bản vẽ thiết kế thi công. Về chiều nhổ của bu lông neo chân cột cột lên so với cốt +/-0.00m/ Thương hơn khoảng 100mm.

Đặt góc 90 độ:  Góc 90 độ giữa bu lông với mặt phẳng chịu lực. Mặt phẳng này có thể là bê tông hay các mặt bản mã khác.

Cố định các cum: Sau khi chỉnh đúng các vị trí, bạn cố định thật chắc các cụm bu lông cùng thép chủ với mặt phẳng chịu lực. Đảm bảo rằng các bu lông neo móng không bị dịch chuyển trong cả quá trình đổ bê tông.

Bảo vệ bu lông móng cột bằng cách dùng ni lông để bảo vệ lớp ren của bu lông. Tránh trường hợp ren bị hỏng sẽ khó khăn rất nhiều trong quá trình thi công nhé. Bạn kiểm tra nghiệm thu các mặt bằng tim, cốt bu lông móng đã lắp dựng.

Trên đây là các thông tin cần thiết mà CTEG muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Hy vọng các bạn sẽ tìm được sản phẩm phù hợp cho công trình của mình.

 Tìm hiểu thêm các sản phẩm bulong móng của CTEG

Chia sẻ bài viết này!

Bài viết gần đây

  • Tham quan và đánh giá năng lực sản xuất của CTEG
    Tham quan và đánh giá năng lực sản xuất của CTEG
    mktcteg
  • Khác biệt giữa thanh ren mịn và thanh ren vuông
    Khác biệt giữa thanh ren mịn và thanh ren vuông
    dmgdev

Bình luận

Bình luận trên trang
Bình luận trên facebook

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm kiếm

Phân loại

Về chúng tôi

Công ty Cường Thịnh (tên gọi tắt CTEG) là một trong những đơn vị cung cấp bulong, ốc vít hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu và phân phối vật tư sỉ, lẻ cho các doanh nghiệp, nhà máy… trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Hình ảnh