.

Hướng Dẫn Cách Tháo Bu Lông Bị Gãy Đơn Giản Và Hiệu Quả

0

Cách tháo bu lông bị gãy như thế nào? Bu lông là một sản phẩm cơ khí khá phổ biến trong cuộc sống. Vai trò của nó là liên kết các chi tiết, các bộ phận với nhau để tạo thành một tổng thể làm việc ổn định. Tuy rất ít khi xảy ra nhưng trong quá trình lắp ráp hoặc tháo gỡ sẽ gặp phải sự cố bu lông bị gãy và gây ra rất nhiều phiền toái trong lúc làm việc và ảnh hưởng đến công việc chung. Việc xử lý khá khó khăn nếu không có kinh nghiệm và gây chậm trễ công việc. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn cách tháo bu lông bị gãy cơ bản nhất. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé.

Cách 1: Tháo bu lông gãy bằng dụng cụ

Dụng cụ chuẩn bị

Mũi đột, búa, mũi rút, mãy khoan, mũi khoan tương ứng.

Các bước thực hiện

Đầu tiên chúng ta nên dùng dũa để dũa phẳng bề mặt bu lông bị gãy, sau đó vệ sinh sạch bề mặt. Sau đó dùng mũi đột đặt vào giữa bu lông, cố gắng đúng tâm càng tốt. Tiếp theo là dùng búa đóng vào mũi đột để đánh dấu tâm bu lông. 

Việc này giúp định hướng mũi khoan vào bu lông một cách chính xác nhất. Tránh quá trình khoan làm hỏng ren bu lông. Sau đó dùng mũi khoan ngược chiều khoan vào tâm bu lông. 

Việc dùng mũi khoan ngược chiều nhằm tránh quá trình khoan mô men xoắn sẽ làm bu lông bị siết vào chặt hơn. Gây ra khó khăn cho việc tháo bu lông bị gãy

Khi dùng mũi khoan ngược chiều khoan vào bu lông có thể lấy bu lông ra một đoạn. Sau đó bạn có thể dùng kìm kẹp để tháo bu lông gãy ra.

>>> Xem thêm: Bu Lông Là Gì ? Vai Trò Và Ứng Dụng Quan Trọng Của Bu Lông Trong Đời Sống

Hướng dẫn cách tháo bulong bị gãy

Chú ý: Nên lựa chọn mũi khoan tương xứng với bu lông bị gãy. Tránh dùng mũi khoan quá lớn có thể gây ra hỏng ren bu lông hoặc quá nhỏ thì mũi rút sẽ yếu dẫn đến gãy khi bạn tháo bu lông ra.

Sau khi khoan xong, bạn dùng mũi rút có kích thước phù hợp với lỗ khoan. Bạn chọn chế độ khoan trùng với hướng tháo ra của ren bu lông. Bắt đầu tiến hành vặn rút bu lông gãy ra. Chú ý nên thực hiện từ từ và kiểm tra xem mũi rút có ăn với bu lông không và bu lông có xoay theo chiều ra hay không. Hãy điều chỉnh lại đến khi có thể tháo bu lông gãy ra.

Mũi rút sẽ có hình chữ T hoặc vát xiên. Để mũi rút ăn với bu lông thì khi đặt vào bạn cần dùng búa gõ nhẹ vào chữ T hoặc máy khoan chứa mũi rút.

Mũi rút thường được làm từ thép cứng nên sẽ dễ gãy. Nên quá trình thao tác cần hết sức cẩn thận. Và đa phần khi tháo bu lông gãy có chiều vặn sẽ ngược chiều kim đồng hồ.

Sau khi bu lông gãy được tháo ra bạn nhớ vệ sinh kỹ lại lỗ. Có thể thổi, quét hoặc dùng nam châm hút hết các mặt kim loại trước khi lắp bu lông thay thế vào.

>>> Xem thêm: Đặc Điểm Của Bulong Inox Là Gì? Những Thông Số Cần Biết Khi Mua Bulong Inox

Cách 2: Sử dụng kỹ thuật hàn để tháo bu lông gãy

Dụng cụ chuẩn bị

Mũi đột, búa, máy khoan và mũi khoan tương ứng, một đai ốc, máy hàn, cờ lê hoặc mỏ lết.

Các bước thực hiện 

Cũng như cách trên bạn dùng dũa làm phẳng bề mặt, sau đó vệ sinh sạch sẽ. Kế tiếp bạn dùng mũi đột và búa để đánh dấu tâm của bu lông. Hãy nhớ là cố gắng đúng tâm bu lông càng tốt.

Dùng máy khoan với mũi khoan có đường kính khoảng ¼  đường kính bu lông bị gãy khoan một lỗ dẫn đường vào bu lông.

Sau đó bạn đặt một đai ốc lên vị trí bu lông bị gãy. Nếu có loại đai ốc tương xứng với bu lông thì càng tốt. Đặt đai ốc đồng tâm với bu lông. Sau đó hàn đai ốc vào bu lông. 

Chú ý đây chỉ là mối chấm hàn, tuy đơn giản nhưng nếu người có kinh nghiệm hàn sẽ xử lý tốt hơn. Vì thế bạn hãy nhờ đến thợ hàn nếu bạn không có kinh nghiệm hàn nhé.

em thêm: Bulong Mạ Dacromet Là Gì? Vì Sao Bulong Mạ Dacromet Lại Cho Hiệu Quả Sử Dụng Tốt ?

Trong quá trình hàn chú ý tránh để bề mặt giữa bu lông và đai ốc nóng chảy vào trong bu lông hoặc đai ốc thì việc tháo bu lông gãy là không thể thực hiện được.

Sau khi hàn xong thì phần đai ốc tương đương với phần mũ bình thường của bu lông bạn chỉ cần dùng cờ lê hay mỏ lết để mở ra. Nhưng mối hàn rất dễ gãy nên quá trình tháo ra bạn cần thao tác chậm và cẩn thận. Kinh nghiệm là trước khi xoay để tháo ra bạn cần xoay tới xoay lui để nới lỏng bu lông. Sau đó mới tiến hành vặn để đưa bu lông gãy ra ngoài.

Biện pháp này chỉ nên sử dụng khi biện pháp một không thể thực hiện được. Nó thường được áp dụng với các bu lông bị gỉ sét quá lâu. 

Khi hàn bạn cần chú ý dùng các đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn lao động như kính hàn, bao tay….

Kết luận

Hy vọng với hai hướng dẫn tháo bu lông gãyCường Thịnh đã cung cấp sẽ giúp bạn dễ dàng lấy bu lông bị gãy ra khỏi lỗ. Trong quá trình tháo lắp bạn chú ý cẩn thận dùng loại bu lông phù hợp với lực tương xứng nhằm tránh xảy ra các sự cố đáng tiếc. Đây cũng là trường hợp hay gặp phải khi tháo các loại bu lông có thời gian sử dụng quá lâu bị gỉ sét. Chúc các bạn thành công khi xử lý tình huống tương tự nhé.

Cách tháo bu lông bị gãy như thế nào? Bu lông là một sản phẩm cơ khí khá phổ biến trong cuộc sống. Vai trò của nó là liên kết các chi tiết, các bộ phận với nhau để tạo thành một tổng thể làm việc ổn định. Tuy rất ít khi xảy ra nhưng trong quá trình lắp ráp hoặc tháo gỡ sẽ gặp phải sự cố bu lông bị gãy và gây ra rất nhiều phiền toái trong lúc làm việc và ảnh hưởng đến công việc chung. Việc xử lý khá khó khăn nếu không có kinh nghiệm và gây chậm trễ công việc. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn cách tháo bu lông bị gãy cơ bản nhất. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé.

Chia sẻ bài viết này!

Bài viết gần đây

  • Các Tiêu Chuẩn Bulong Kết Cấu Thép – Tìm Hiểu Chi Tiết Các Loại Tiêu Chuẩn Quốc Tế
    Các Tiêu Chuẩn Bulong Kết Cấu Thép – Tìm Hiểu Chi Tiết Các Loại Tiêu Chuẩn Quốc Tế
    bulongcuongthinh
  • Bulong Kết Cấu: Những Loại Không Thể Thiếu Trong Các Dự Án Thép Tại Việt Nam
    Bulong Kết Cấu: Những Loại Không Thể Thiếu Trong Các Dự Án Thép Tại Việt Nam
    bulongcuongthinh

Bình luận

Bình luận trên trang
Bình luận trên facebook

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tìm kiếm

Phân loại

Về chúng tôi

Công ty Cường Thịnh (tên gọi tắt CTEG) là một trong những đơn vị cung cấp bulong, ốc vít hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu và phân phối vật tư sỉ, lẻ cho các doanh nghiệp, nhà máy… trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Hình ảnh