Nhờ đặc tính tiện dụng thì bu lông nở được ưa chuộng và sử dụng rất nhiều trong xây dựng. Với đòi hỏi ngày càng cao và nhu cầu của thị trường thì bu lông nở ngày càng được nâng cao chất lượng. Để hiểu rõ hơn về bulong nở M16 thì nội dung bài viết của CTEG sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng tham khảo nhé.
Bulong nở m16 là gì?
Bulong nở M16 hay còn được gọi với tên là tắc kê nở M16 là loại bu lông nở được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Với thiết kế đặc biệt của bu lông nở M16 thì nó có khả năng chịu tải và chịu lực rất tối khi sử dụng để liên kết với phần bê tông đã cứng. Nhờ cấu tạo của áo nở nó giúp cho khả năng liên kết giữ bu lông và bê tông rất lớn.
Cấu tạo của bu lông nở m16
Như những loại bu lông nở khác thì bulong nở M16 cấu hình dạng với phần áo nở bên ngoài và phần thân bu lông được tiện ren bên trong.
Phần áo nở có khả năng phình ra và ma sát với bê tông để tăng độ bám giữa bu lông nở M16 và bê tông.
Phần thân bu lông được tiện ren có hình dạng trụ tròn với chiều dài theo kích thước của bu lông nở. Phần đuôi có dạng hình côn có tác dụng giúp áo nở xòe ra khi siết bu lông. Ngoài ra còn có 01 lông đền phẳng, 01 lông đền vênh, 01 – 02 đai ốc (ê cu).
Thông số kỹ thuật của bu lông nở M16
- Bu lông nở M16 thường được phân làm hai loại là bu lông nở M16 áo liền và bu lông nở M16 áo rời.
- Có chiều dài bu lông từ 60mm đến 200 mm
- Vật liệu chế tạo thường dùng là thép cacbon, inox 201, inox 304
- Thường được xử lý bề mặt bằng cách mạ kẽm, hoặc mạ vàng (cầu vồng).
Tiêu chí cơ bản của bu lông nở M16 đạt chuẩn
- Bu lông nở M16 đạt chuẩn là loại bu lông nở phải có khả năng chịu lực với độ bền cao. Chịu được áp lực và tải trọng lớn.
- Bu lông nở M16 phải có khả năng chống được sự ăn mòn, oxy hóa, dễ hàn, dễ rèn, dễ đập.
- Bu lông nở còn chống gỉ, và chịu được nhiệt độ cao.
Ứng dụng của bu lông nở M16
- Tác dụng chủ yếu của bu lông nở là liên kết các kết cấu, giá đỡ với phần bê tông, tường đã thi công xong. Vì vậy nó được ứng dụng chủ yếu trong các công việc như:
- Liên kết đỡ khung xương các mặt dựng nhôm kính
- Liên kết các vì kèo, cột với kết cấu thép
- Liên kết phần chân các vách ngăn với sàn
- Kết cấu thép với phần bê tông đã thi công
- Các khung đỡ cho giá, kệ, lan can
- Liên kết các bản mã, và nhiều chi tiết khác vào phần bê tông.
- Trên thực tế để đảm bảo việc liên kết được chắc chắn và an toàn thì người ta sẽ sử dụng nhiều bu lông nở m16 tại cùng một vị trí.
Các bước thi công bu lông nở M16
Bước 1: Chuẩn bị bu lông nở M16 với kích thước và yêu cầu kỹ thuật đảm bảo khả năng chịu lực được tính toán. Dùng một mũi khoan nhỏ khoan lỗ định hướng trước. Sau đó dùng mũi khoan lớn có kích thước tương ứng với bu lông nở M16 để khoan vào đủ chiều dài tương ứng với bu lông nở M16 cần dùng.
Bước 2: Vệ sinh lỗ khoan và đóng bu lông nở vào lỗ khoan.
Tiến hành thổi, và vệ sinh sạch sẽ lỗ khoan trước khi đóng bu lông nở vào. Dùng búa đóng bu lông nỡ vào lỗ khoan đã được vệ sinh. Chú ý đến chiều dài phần bu lông nở trong bê tông. Lúc đóng chú ý để bu lông nở đồng trục với trục của lỗ khoan. Động tác đóng búa phải chính xác và dứt khoát.
Bước 3: Xiết bu lông nở
Dùng loại cờ lê tương ứng siết bu lông nở để phần đầu côn của thân bu lông nở làm áo nở phình ra và bám chắc vào bê tông. Kiểm tra lại độ chắc chắn của bu lông.
Bước 4: Lắp đặt kết cấu liên kết
Sau khi đã làm áo nở phình ra và chắc chắn thì mở đai ốc để liên kết với bản mã nếu có và phần kết cấu, phụ kiện cần liên kết. Xiết bu lông chắc chắn để cố định liên kết.
Một số loại bu lông nở M16 phổ biến
- Bu lông nở M16 từ vật liệu thép cacbon. Sản phẩm thường được xử lý mạ vàng (cầu vồng) bề mặt.
- Bu lông nở M16 từ vật liệu inox 304 với mác thép là SUS 304 có khả năng chịu lực rất tốt. Bề mặt sáng bóng nên có tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra nó còn có khả năng chống ăn mòn tốt nên thường được sử dụng ở những môi trường làm việc có tính ăn mòn và oxy hóa cao. Đây là loại bu lông nở m16 được sử dụng khá phổ biến trên thị trường hiện nay.
- Bu lông nở M16 từ inox 201 thì tương tự như bu lông nở từ inox 301 nhưng khả năng chống ăn mòn kém hơn nên được sử dụng ở những vị trí khô ráo, ít chịu ăn mòn. Giá thành bu lông nở M16 từ inox 201 rẻ hơn so với các loại còn lại.
Hy vọng qua bài viết của CTEG, quý bạn đọc có được những thông tin hữu ích về bu lông M16.
Leave a Reply