Bulong M16 – Bu lông là một loại vật liệu rất quen thuộc và quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Đặc biệt là với những ai làm việc trong lĩnh vực cơ khí, sửa chữa, nội thất,… Trong hàng trăm loại bu lông với đa dạng mẫu mã khác nhau thì thông dụng nhất vẫn là bu lông M16. Hãy cùng với CTEG tìm hiểu về loại bulong này nhé.
Bulong M16 nghĩa là gì?
Bu lông M16 là bu lông có đường kính ren danh nghĩa 16mm, tuy nhiên thực tế đường kính ren đo được sẽ nằm trong khoảng 15.68mm ~ 15.96mm. Có ren thô hệ mét, bước ren P = 2mm, cấp chính xác theo tiêu chuẩn DIN, ISO, GB… là A và B. Cơ tính của bulong được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 898-1, bề mặt hoàn thiện đen (plain/black) hay mạ điện, mạ nhúng nóng, mạ Gieomet.
Cấu tạo của bu lông M16 gồm có hai phần:
- Đầu bu lông: Có dạng phẳng, đầu dù, đầu trụ hay hình lục giác
- Thân bu lông: Có dạng hình trụ có ren giúp siết chặt các chi tiết, đây cũng là bộ phận quyết định đến sự khác nhau về kích thước của bu lông.
- Chiều dài thân bulong: trường hợp ren suốt, chiều dài tới 300mm, đối với ren lững, chiều dài tới 150mm
Ví dụ như về thông số bu lông M16x50 hàng đen 8.8 có nghĩa là:
- M16 có nghĩa là đường kính ren danh nghĩa của bu lông 16mm, đường kính thực tế trong khoảng 15.68mm ~ 15.96mm.
- 50 là độ dài của bu lông 50mm
- Ren thô, hệ mét, bước ren P = 2mm
- Dung sai ren 6g, cấp sản phẩm (product grade) A
- 8.8 là cấp bền, tải trọng kéo tối thiểu 830 N/mm2, giới hạn chảy 640 N/mm2
- Bề mặt hoàn thiện: đen thô có phủ lớp dầu mỏng bảo vệ
- Tiêu chuẩn sản xuất: DIN 931/933, ISO 4014/4017 hay ASTM A325M
Như vậy, các thông số quan trọng của bulong bạn cần biết là quy cách (kích thước bulong: size, chiều dài), cấp bền và bề mặt hoàn thiện. Các thông số còn lại như kiểu ren, dung sai ren, và cấp sản phẩm là các thông số mà nhà cung cấp, nhà sản xuất sẽ biết và sản xuất và cung cấp cho khách hàng đúng theo tiêu chuẩn mà khách hàng yêu cầu. Các thông số trên là yếu tố rất quan trọng nó ảnh hưởng đến giá thành của bu lông.
Phương pháp phân loại bulong M16
Có rất nhiều cách để phân loại bu lông M16 nhưng sau đây là hai cách được sử dụng phổ biến nhất.
Phân loại dựa trên tiêu chuẩn sản xuất
Bu lông được sản xuất dựa trên nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Và cơ bản chúng sẽ khác nhau về phần mũ bu lông. Dựa vào phần mũ thì nó sẽ được chia thành:
- Bu lông ren suốt theo tiêu chuẩn DIN 933/ ISO 4017
- Bu lông ren lửng theo tiêu chuẩn DIN 931/ ISO 4014
- Bu lông lục giác chìm đầu trụ theo tiêu chuẩn DIN 912/ ISO 4762
- Bu lông lục giác chìm đầu cầu theo tiêu chuẩn DIN 7380 -1
- Bu lông mắt theo tiêu chuẩn DIN 444-B
- Bu lông tai hồng theo tiêu chuẩn DIN 316
Phân loại dựa trên vật liệu sản xuất
Đây là cách phân loại khá quen thuộc và gần như được áp dụng với tất cả các loại bu lông. Hiện nay, người ta sẽ ưu tiên sử dụng các loại bu lông mác thép inox chống han gỉ. Nó giúp sử dụng lâu hơn, chống được ăn mòn, bao gồm:
- Vật liệu cacbon thấp: thường chế tạo bulong cấp bền 4.6, 5.8
- Vật liệu cacbon trung bình: thường chế tạo bulong cấp bền 6.6, 8.8
- Vật liệu hợp kim: thường chế tạo bulong cấp bền 10.9, 12.9
- Vật liệu thép không gỉ: SS 201/304/316/410
- Vật liệu đồng, nhôm, niken, hay titan.
Ngoài ra, bulong M16 còn được chế tạo từ các loại thép có cấp độ bền khác nhau. Và chúng ta có thể thấy được bu lông nhựa trên thực tế để ghép nối những thiết bị đơn giản.
Đặc điểm của bu lông M16 là gì?
Bu lông M16 là loại bu lông được thiết kế theo tiêu chuẩn về kích thước, mẫu mã phổ biến. Và về số lượng của bu lông đủ để cung cấp cho những công trình công nghiệp, xây dựng. Và bu long M16 sẽ có một số đặc điểm nổi bật sau đây:
- Vật liệu chính để tạo nên bu lông M16 thường sẽ là thép C45. Loại thép này có hàm lượng cacbon trung bình. Hoặc được làm từ thép CT3 loại thép có lượng cacbon thấp.
- Các sản phẩm đều được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn DIN và bề mặt của bu lông sẽ là hàng thô hoặc sẽ được mạ kẽm điện phân.
- Về cấp độ bền: Nếu bu lông được làm từ thép CT3 thì sẽ có cấp độ bền là 4.6, 5.8. Còn đối với bu lông được gia công từ thép C45 thì sẽ có cấp độ bền là 8.8, 10.9.
- Kích thước của bu lông sẽ từ 40 – 300 (mm)
Lợi ích khi chọn đúng kích thước bu lông để sử dụng
Có rất nhiều trường hợp khi mua bu lông nhưng không lựa chọn đúng kích thước. Đối với những trường hợp đó sẽ làm cho vị trí liên kết, ghép nối sẽ không được chắc chắn. Dễ bị rung lắc, hư hỏng khi bị tác động mạnh. Vậy khi lựa chọn đúng kích thước sẽ có lợi ích thế nào:
- Nó giúp cho các mối ghép được thực hiện nhanh chóng, chính xác hơn.
- Khi lựa chọn được bu lông phù hợp thì nó sẽ chịu được trọng tải dễ dàng, với nhiều lực lớn nhỏ khác nhau. Từ đó, nó sẽ đem đến một độ bền ổn định cho vật tư. Đồng thời nó cũng giúp cho các loại máy móc thiết bị hoạt động hiệu quả trong thời gian dài cũng như đảm bảo được sự an toàn tối đa nhất.
Ứng dụng bu lông M16
Cũng như những loại bu lông khác, bu lông M16 được sử dụng rất phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực. Và bu lông M16 được chia làm 2 loại với mỗi loại sẽ được sử dụng vào một công việc khác nhau:
- Bu lông M16 liên kết: cũng như tên gọi của nó, bu lông M16 liên kết được sử dụng để ghép nối, liên kết các cạnh lại với nhau. Bu lông liên kết sẽ được liên kết tĩnh và nó đóng vai trò chịu lực khi sử dụng trong các công trình xây dựng, khi lắp ráp cơ khí, tiêu chuẩn phổ biến DIN 931/933, ISO 4014/4017
- Bu lông M16 kết cấu: đây là loại bu lông đóng vai trò chịu lực. Nó chịu lực chính trong kết cấu bê tông, cọc móng. Và nó được sử dụng trong các kết cấu vừa có thể chịu trọng tải dọc mà còn phải chịu được lực cắt trong công trình. Chính vì thế, loại bu lông này phải có cấp độ bền to, tiêu chuẩn chế tạo phổ biến ASTM A325M hay ISO ISO 7412.
Và trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến bulong M16 mà CTEG muốn gửi đến các bạn. Nếu bạn đang tìm nhà cung cấp bulong M16 nói riêng và các loại bulong khác nói chung thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số
Danh Mục Sản Phẩm Khác
Leave a Reply