.

Bu Lông Là Gì ? Vai Trò Và Ứng Dụng Quan Trọng Của Bu Lông Trong Đời Sống

0

Bu Lông Là Gì? Ngày nay ngành xây dựng tại các nước trên thế giới phát triển rất mạnh trong đó có Việt Nam. Từ năm 2010 cho đến nay được xem là năm lên ngôi của ngành xây dựng và Việt Nam nằm trong Top các nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh ở khu vực Châu Á. Bulong liên kết là bộ phận không thể thiếu trong các công trình xây dựng, đặc biệt các công trình nhà máy, các công trình công nghiệp, các thiết bị máy móc… và còn nhiều ứng dụng nữa của bulong mà có lẽ chúng ta chưa biết tới. Bài viết sau đây của CTEG sẽ cho bạn những góc nhìn tổng quan về bulong cũng như những ứng dụng quan trọng trong cuộc sống nhé.

Nội dung bài viết:

#Bu lông là gì?

#Một số ứng dụng quan trọng của bu lông trong cuộc sống

#Một số tiêu chí dùng để đánh giá bulong

Bu lông là gì?

Tuy hình ảnh các bulong rất quen thuộc trong cuộc sống nhưng CTEG vẫn sẽ giải thích lại khái niệm bu lông là gì dành cho những ai đang muốn tìm hiểu sâu hơn về chúng nhé.

Bu lông hay còn gọi với tên khác như bulong, tiếng Anh là Bolt. Là một phần của chốt khóa chặt. Bu lông là một loại sản phẩm cơ khí, có cấu tạo gồm hai phần: phần đầu có nhiều dạng như lục giác, trụ tròn, vuông hoặc hình dạng dù…, phần thân là hình trụ tròn được làm các ren (khe rãnh đồng đều trên bề mặt) toàn bộ phần thân hoặc một phần của thân.

 Xem hình 1.

>>> Xem thêm: Bu lông liên kết là gì? Báo giá bu lông liên kết

bu lông là gì
Hình 1: hexagon bolt 
bu lông là gì
 Hình 2: fastener

Bulong (bolt) được ghép với các bộ phận khác như ecu (đai ốc), lông đền (washer) sẽ được hiểu là một chốt khóa (fastener) hoàn chỉnh (xem hình 2). Việc ghép bộ sẽ tuân thủ kiểu ren (hệ mét, hệ inch, ren mịn, ren thô), cấp sản phẩm, tiêu chuẩn chế tạo… đảm bảo việc ghép bộ phù hợp với các đai ốc có ren âm khớp với ren dương trên bu lông. Và đặc biệt dễ dàng tháo lắp hay hiệu chỉnh khi cần thiết (hình 3). 

/upload/image/bai-viet/2%20(1).jpg
Hình 3: Sản phẩm bulong đầu lục giác ghép bộ hoàn chỉnh

>>> Xem thêm: Tổng hợp một số tiêu chuẩn của sản phẩm có ren bulong – đai ốc – vít

Một số ứng dụng quan trọng của bu lông trong cuộc sống

Tuy chỉ là một chi tiết nhỏ bé nhưng vị trí và vai trò của bu lông rất quan trọng trong nhiều hoạt động và được ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực như:

  • Ứng dụng của bu lông trong cơ khí lắp ráp và chế tạo máy
  • Ứng dụng bu lông trong chế tạo các loại máy móc công nghiệp hiện đại
  • Ứng dụng bu lông trong xây dựng dân dụng, công nghiệp, trong các công trình kết cấu thép, công trình nhà xưởng…
  • Ứng dụng bu lông cho các công trình giao thông: lĩnh vực cầu đường sắt
  • Ứng dụng trong lĩnh vực hệ thống cơ điện: hệ thống HVAC, đường ống áp lực cao,…

Bu lông cũng giúp cho các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày trở nên dễ dàng hơn với sự tiện lợi và dễ sử dụng.

Nguyên tắc làm việc của bulong

Bu lông làm việc dựa trên sự ma sát giữa ren dương bu lông và ren âm đai ốc. Các ren này được tính toán thiết kế có khả năng chịu được lực kéo (tensile strength), lực cắt (shear strength) rất lớn. Giúp các chi tiết được liên kết với nhau một cách chắc chắn. Bên cạnh đó nó có khả năng hiệu chỉnh rất hiệu quả nhờ các ren liên tục.

Hình dạng phổ biến của bu lông

Bu lông có nhiều hình dạng phổ biến nhưng về cơ bản là phần thân có hình trụ tròn với các ren liên tục. Sự khác nhau nằm ở phần đầu của bulong. Có thể là hình vuông cạnh ngoài, hình lục giác cạnh ngoài. Ngoài ra còn có dạng hình tròn với hình vuông và hình lục giác được lõm vào bên trong, thường được gọi là bulong lục giác chìm.

Trong các loại bu lông thì bu lông có đầu lục giác là phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất. Bởi tính thẩm mỹ cũng như sự tiện dụng của các thiết bị hỗ trợ kèm theo.

/upload/image/bai-viet/2.jpg
Hình 3: Bu lông lục giác – Hình dáng phổ biến nhất của bu lông

Phân loại bu lông

Để phân loại bu lông có thể kể đến nhiều cách. Có thể phân loại bu lông theo chức năng, theo vật liệu, lĩnh vực sử dụng, phương pháp gia công…

  • Phân loại theo chức năng có thể kể tới như: Bulong móng, bulong liên kết, bulong kết cấu
  • Phân loại theo cấp bền: bulong thường, có cấp bên phổ biến 4.5, 5.6, 6. Bulong cấp bền cao, có cấp bền phổ biến 8.8, 10.9, 12.9
  • Phân loại theo vật liệu: vật liệu thép cacbon, vật liệu hợp kim chống ăn mòn…
  • Phân loại theo cấp bulong: A/B/C

Một số loại bu-long phổ biến có thể kể đến như:

  • Bu lông neo (Anchor bolt): được gắn một đầu cố định vào bê tông, để lộ phần đầu ren tiếp xúc để liên kết các chi tiết khác.
  • Bu lông đầu dù tròn (Carriage bolt): Có đầu tròn nhẵn, chuyển tiếp dạng vuông, thân tròn
  • Bu lông lục giác (hexagon bolt): Phần đầu tán của bu lông có hình lục giác.
  • Bulong đầu vuông (SQ bolt): Phần đầu bulong hình vuông.
  • Bu lông đầu chữ T (T head bolt): Phần đầu của bu lông có hình chữ T
  • Bu lông chữ J: Bulong có hình dạng giống chữ J
  • Bu lông chữ U: Bulong có hình dạng giống chữ U
  • ….

>>> Các sản phẩm bulong bán chạy nhất tại CTEG hiện nay:

Một số tiêu chí dùng để đánh giá bulong

  • Quy trình chế tạo bulong đầy đủ, quản lý tốt, không bỏ bước
  • Nguyên liệu đầu vào chế tạo bu lông phải phải kiểm soát về cơ tính và tính chất hóa học của vật liệu (C, Mn, S, P, Cr, Al…) được việc đạt tiêu chuẩn, dễ dàng gia công, dễ hàn liên kết.
  • Bulong sử dụng được test thí nghiệm về nhiều tiêu chí như tải trọng bền tối thiểu (tensile strength), ứng suất đàn hồi tối thiểu (yield strength), độ dai va đập (impact testing).
  • Bu lông có khả năng chống lại sự mài mòn và oxi hóa, độ cứng đảm bảo yêu cầu.
  • Bề mặt hoàn thiện của bulong khi sử dụng phải chịu được các tác nhân của môi trường, không bị gỉ, ăn mòn và oxi hóa. Chúng có khả năng chịu được môi trường có nhiệt độ cao,
  • Đáp ứng kích thước phải chuẩn theo các quy định và các chuẩn mực nhằm dễ dàng phù hợp với nhiều loại máy móc thiết bị có sẵn trên thị trường.

Hy vọng những thông tin mà CTEG cung cấp trên đây sẽ giúp cho bạn có thêm hiểu biết về bulong và có những sự lựa chọn hợp lý đối với nhu cầu sử dụng.

Bu Lông Là Gì? Ngày nay ngành xây dựng tại các nước trên thế giới phát triển rất mạnh trong đó có Việt Nam. Từ năm 2010 cho đến nay được xem là năm lên ngôi của ngành xây dựng và Việt Nam nằm trong Top các nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh ở khu vực Châu Á. Bulong liên kết là bộ phận không thể thiếu trong các công trình xây dựng, đặc biệt các công trình nhà máy, các công trình công nghiệp, các thiết bị máy móc… và còn nhiều ứng dụng nữa của bulong mà có lẽ chúng ta chưa biết tới. Bài viết sau đây của CTEG sẽ cho bạn những góc nhìn tổng quan về bulong cũng như những ứng dụng quan trọng trong cuộc sống nhé.

Nội dung bài viết:

#Bu lông là gì?

#Một số ứng dụng quan trọng của bu lông trong cuộc sống

#Một số tiêu chí dùng để đánh giá bulong

Bu lông là gì?

Tuy hình ảnh các bulong rất quen thuộc trong cuộc sống nhưng CTEG vẫn sẽ giải thích lại khái niệm bu lông là gì dành cho những ai đang muốn tìm hiểu sâu hơn về chúng nhé.

Bu lông hay còn gọi với tên khác như bulong, tiếng Anh là Bolt. Là một phần của chốt khóa chặt. Bu lông là một loại sản phẩm cơ khí, có cấu tạo gồm hai phần: phần đầu có nhiều dạng như lục giác, trụ tròn, vuông hoặc hình dạng dù…, phần thân là hình trụ tròn được làm các ren (khe rãnh đồng đều trên bề mặt) toàn bộ phần thân hoặc một phần của thân.

 Xem hình 1.

>>> Xem thêm: Bu lông liên kết là gì? Báo giá bu lông liên kết

bu lông là gì
Hình 1: hexagon bolt 
bu lông là gì
 Hình 2: fastener

Bulong (bolt) được ghép với các bộ phận khác như ecu (đai ốc), lông đền (washer) sẽ được hiểu là một chốt khóa (fastener) hoàn chỉnh (xem hình 2). Việc ghép bộ sẽ tuân thủ kiểu ren (hệ mét, hệ inch, ren mịn, ren thô), cấp sản phẩm, tiêu chuẩn chế tạo… đảm bảo việc ghép bộ phù hợp với các đai ốc có ren âm khớp với ren dương trên bu lông. Và đặc biệt dễ dàng tháo lắp hay hiệu chỉnh khi cần thiết (hình 3). 

/upload/image/bai-viet/2%20(1).jpg
Hình 3: Sản phẩm bulong đầu lục giác ghép bộ hoàn chỉnh

>>> Xem thêm: Tổng hợp một số tiêu chuẩn của sản phẩm có ren bulong – đai ốc – vít

Một số ứng dụng quan trọng của bu lông trong cuộc sống

Tuy chỉ là một chi tiết nhỏ bé nhưng vị trí và vai trò của bu lông rất quan trọng trong nhiều hoạt động và được ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực như:

  • Ứng dụng của bu lông trong cơ khí lắp ráp và chế tạo máy
  • Ứng dụng bu lông trong chế tạo các loại máy móc công nghiệp hiện đại
  • Ứng dụng bu lông trong xây dựng dân dụng, công nghiệp, trong các công trình kết cấu thép, công trình nhà xưởng…
  • Ứng dụng bu lông cho các công trình giao thông: lĩnh vực cầu đường sắt
  • Ứng dụng trong lĩnh vực hệ thống cơ điện: hệ thống HVAC, đường ống áp lực cao,…

Bu lông cũng giúp cho các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày trở nên dễ dàng hơn với sự tiện lợi và dễ sử dụng.

Nguyên tắc làm việc của bulong

Bu lông làm việc dựa trên sự ma sát giữa ren dương bu lông và ren âm đai ốc. Các ren này được tính toán thiết kế có khả năng chịu được lực kéo (tensile strength), lực cắt (shear strength) rất lớn. Giúp các chi tiết được liên kết với nhau một cách chắc chắn. Bên cạnh đó nó có khả năng hiệu chỉnh rất hiệu quả nhờ các ren liên tục.

Hình dạng phổ biến của bu lông

Bu lông có nhiều hình dạng phổ biến nhưng về cơ bản là phần thân có hình trụ tròn với các ren liên tục. Sự khác nhau nằm ở phần đầu của bulong. Có thể là hình vuông cạnh ngoài, hình lục giác cạnh ngoài. Ngoài ra còn có dạng hình tròn với hình vuông và hình lục giác được lõm vào bên trong, thường được gọi là bulong lục giác chìm.

Trong các loại bu lông thì bu lông có đầu lục giác là phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất. Bởi tính thẩm mỹ cũng như sự tiện dụng của các thiết bị hỗ trợ kèm theo.

/upload/image/bai-viet/2.jpg
Hình 3: Bu lông lục giác – Hình dáng phổ biến nhất của bu lông

Phân loại bu lông

Để phân loại bu lông có thể kể đến nhiều cách. Có thể phân loại bu lông theo chức năng, theo vật liệu, lĩnh vực sử dụng, phương pháp gia công…

  • Phân loại theo chức năng có thể kể tới như: Bulong móng, bulong liên kết, bulong kết cấu
  • Phân loại theo cấp bền: bulong thường, có cấp bên phổ biến 4.5, 5.6, 6. Bulong cấp bền cao, có cấp bền phổ biến 8.8, 10.9, 12.9
  • Phân loại theo vật liệu: vật liệu thép cacbon, vật liệu hợp kim chống ăn mòn…
  • Phân loại theo cấp bulong: A/B/C

Một số loại bu-long phổ biến có thể kể đến như:

  • Bu lông neo (Anchor bolt): được gắn một đầu cố định vào bê tông, để lộ phần đầu ren tiếp xúc để liên kết các chi tiết khác.
  • Bu lông đầu dù tròn (Carriage bolt): Có đầu tròn nhẵn, chuyển tiếp dạng vuông, thân tròn
  • Bu lông lục giác (hexagon bolt): Phần đầu tán của bu lông có hình lục giác.
  • Bulong đầu vuông (SQ bolt): Phần đầu bulong hình vuông.
  • Bu lông đầu chữ T (T head bolt): Phần đầu của bu lông có hình chữ T
  • Bu lông chữ J: Bulong có hình dạng giống chữ J
  • Bu lông chữ U: Bulong có hình dạng giống chữ U
  • ….

>>> Các sản phẩm bulong bán chạy nhất tại CTEG hiện nay:

Một số tiêu chí dùng để đánh giá bulong

  • Quy trình chế tạo bulong đầy đủ, quản lý tốt, không bỏ bước
  • Nguyên liệu đầu vào chế tạo bu lông phải phải kiểm soát về cơ tính và tính chất hóa học của vật liệu (C, Mn, S, P, Cr, Al…) được việc đạt tiêu chuẩn, dễ dàng gia công, dễ hàn liên kết.
  • Bulong sử dụng được test thí nghiệm về nhiều tiêu chí như tải trọng bền tối thiểu (tensile strength), ứng suất đàn hồi tối thiểu (yield strength), độ dai va đập (impact testing).
  • Bu lông có khả năng chống lại sự mài mòn và oxi hóa, độ cứng đảm bảo yêu cầu.
  • Bề mặt hoàn thiện của bulong khi sử dụng phải chịu được các tác nhân của môi trường, không bị gỉ, ăn mòn và oxi hóa. Chúng có khả năng chịu được môi trường có nhiệt độ cao,
  • Đáp ứng kích thước phải chuẩn theo các quy định và các chuẩn mực nhằm dễ dàng phù hợp với nhiều loại máy móc thiết bị có sẵn trên thị trường.

Hy vọng những thông tin mà CTEG cung cấp trên đây sẽ giúp cho bạn có thêm hiểu biết về bulong và có những sự lựa chọn hợp lý đối với nhu cầu sử dụng.

Chia sẻ bài viết này!

Bài viết gần đây

  • Các loại bu lông neo nào đang được sử dụng phổ biến nhất Việt Nam?
    Các loại bu lông neo nào đang được sử dụng phổ biến nhất Việt Nam?
    mktcuongthinh
  • Bu lông móng trụ đèn sản xuất số lượng lớn TPHCM
    Bu lông móng trụ đèn sản xuất số lượng lớn TPHCM
    mktcuongthinh

Bình luận

Bình luận trên trang
Bình luận trên facebook

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tìm kiếm

Phân loại

Về chúng tôi

Công ty Cường Thịnh (tên gọi tắt CTEG) là một trong những đơn vị cung cấp bulong, ốc vít hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu và phân phối vật tư sỉ, lẻ cho các doanh nghiệp, nhà máy… trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Hình ảnh